+
Aa
-
like
comment

Sự chuyển dịch của “tứ giác an ninh” và hành động của Việt Nam

Tường Vi - 25/05/2020 16:50

Trong nguy có cơ, dịch Covid-19 đem đến cho toàn cầu nhiều thách thức và từ trong khó khăn này, một sự chuyển dịch, thay đổi kết cấu của toàn cầu được hình thành, để đáp ứng cho nhu cầu thực tiễn. Hành động mạnh mẽ của “tứ giác an ninh”, sự dịch chuyển kinh tế của toàn cầu trong những ngày qua đã đem đến cho Việt Nam muôn vàn các cơ hội phát triển. Sự ưu đãi đó chỉ có thể dùng bốn từ để diễn tả: Vận nước đang lên!

 

Việt Nam được sự ủng hộ của quốc tế

Trong bất cứ sự thành công nào, không thể thiếu ba yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Hai sự kiện lớn từ quốc tế sau cho thấy rõ, Việt Nam đang hội tụ đủ những yếu tố đó.

Trong lúc dịch Covid-19 hoành hành, khi Trung Quốc tung hàng loạt các hành vi ngang ngược trên Biển Đông, phía Mỹ liền phản ứng cứng rắn. Không chỉ lên án Trung Quốc mạnh mẽ, mà Mỹ còn cùng các thành viên của nhóm “tứ giác an ninh” có những hành động cụ thể.

Về phía Mỹ và Úc, hai quốc gia tiến hành một cuộc tập trận lớn trên Biển Đông, ngay tại khu vực Trung Quốc ngông nghênh tuyên bố chủ quyền phi lý. Hành động này như lời đáp trả, để Trung Quốc thấy rõ quan điểm của các quốc gia đối với vùng biển thuộc tự do hàng hải. Trung Quốc không có quyền đưa ra bất kỳ yêu sách nào với vùng biển không thuộc “chủ quyền” của mình.

Về phía Nhật Bản, hoạt động gây căng thẳng trên Biển Hoa Đông của Trung Quốc cũng được Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono lên tiếng phản đối gây gắt. Riêng Ấn Độ, quốc gia đang căng thẳng cực độ với Trung Quốc liên quan đến chủ quyền. Lẽ dĩ nhiên, sự phản đối của Ấn Độ trước các hành vi ngang ngược của Trung Quốc diễn ra xuyên suốt, sự căng thẳng chưa có tín hiệu dừng lại. Có thể nói, bốn quốc gia thuộc “tứ giác an ninh” đều có cùng điểm chung: Phản đối hành vi ngang ngược mà Trung Quốc thực hiện trong tham vọng bành trướng, biến lãnh thổ của quốc gia khác thành ao nhà.

Mỹ mời Việt Nam tham gia tập trận lớn nhất trong năm trên Biển Đông, nhưng loại Trung Quốc. Một trong các hành động cứng rắn Mỹ thể hiện rõ sự ủng hộ Việt Nam về chủ quyền.

Hành động của Mỹ và cơ hội cho Việt Nam

Thông qua truyền thông quốc tế, dễ dàng nhận thấy, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung ngày càng diễn ra khốc liệt. “Chơi đến cùng” – cụm từ này có thể diễn tả phần nào quyết tâm mà Tổng thống Trump dành cho Trung Quốc.

Để dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, Mỹ đang lên kế hoạch thành lập “Mạng lưới kinh tế thịnh vượng”, nối lại cuộc đối thoại nhóm “Bộ tứ kim cương” gồm: Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ; đồng thời mời thêm ba quốc gia khác: Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand cùng tham gia. Nhóm mới này được tờ India Times gọi là “Bộ tứ mở rộng” (QUAD Plus), không chỉ mở rộng mối quan hệ, hợp tác phát triển kinh tế, mà còn tăng cường sức mạnh, loại dần sự ảnh hưởng của Trung Quốc.

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu được tái cấu trúc, Mỹ dịch chuyển kinh tế ra khỏi Trung Quốc, thì cơ hội đón đầu đang dồn về cho Việt Nam, và đây cũng sẽ là cơ hội lớn cho Việt Nam tái cấu trúc ngành công nghiệp, toàn bộ nền kinh tế. Ngoài những ngành hàng truyền thống, công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực phát triển kinh tế trong giai đoạn chiến lược tới, thì các ngành hàng đáp ứng nhu cầu của các nước trong chuỗi giá trị toàn cầu sẽ đem về cho Việt Nam những thanh khoản kinh tế cao hơn nữa.

Có nhiều tín hiệu, tin tưởng Việt Nam sẽ phát triển vượt bậc trong thời gian sắp tới. Không chỉ từ “thiên thời” – Mỹ rút khỏi Trung Quốc, chọn đến với Việt Nam, mà trên hết, Việt Nam có thừa đội ngũ lao động lành nghề để đáp ứng nhu cầu của các nước. Các chuỗi cung ứng nguyên liệu dược phẩm, thực phẩm, các thiết bị y tế, thiết bị điện tử là thứ mà Mỹ cần và Việt Nam có thể đáp ứng tất cả. Trong dịch bệnh Covid-19 vừa qua, việc Việt Nam thực hiện nhanh chống các lô hàng y tế, đáp ứng yêu cầu của Mỹ trong việc phục vụ cho công tác phòng, chống dịch, đã cho thấy rõ về chất lượng sản phẩm đến từ “made in Việt Nam”.

Ngày 23-9-2019, Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Úc chứng kiến lễ ký các văn bản hợp tác chiến lược của hai quốc gia, dựa trên ba trụ cột: tăng cường hợp tác kinh tế, hợp tác sâu rộng về an ninh quốc phòng và quan hệ đối tác về trí thức và đổi mới.

Như chúng ta đã thấy, không phải ngẫu nhiên mà các đoàn doanh nghiệp của Mỹ quan tâm, tìm đến Việt Nam ngày càng nhiều, và có những buổi làm việc trực tiếp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Càng không phải ngẫu nhiên khi tạp chí The Politico (Mỹ) đánh giá Việt Nam đứng đầu thế giới về hiệu quả kinh tế và sức khỏe cộng đồng trong chống dịch Covid-19. Qua đó phần nào cho thấy về môi trường kinh tế, sự ổn định an ninh chính trị của Việt Nam – một trong các nhân tố đầu tiên để doanh nghiệp nước ngoài tìm đến, chọn đầu tư, phát triển, hợp tác. Đó là điều mà không phải quốc gia nào cũng có được.

Không còn gì hoài nghi về sự phát triển vượt bật của Việt Nam. 2020 chính là năm mở ra nhiều bước ngoặc, để Việt Nam đón đầu, phát triển kinh tế, nâng tầm vị thế trên trường quốc tế.

Tường Vi 

Bài mới
Đọc nhiều