+
Aa
-
like
comment

Sự biến động giá dầu liên tục trên thế giới là do đâu?

Tuệ Ngô - 09/10/2022 11:52

Thị trường dầu thô dường như không tìm được điểm tựa vững chắc từ các yếu tố vi mô về nguồn cung cầu, thay vào đó lại gặp phải áp lực “vô hạn” đến từ các yếu tố vĩ mô, đặc biệt là cuộc chiến chống lạm phát của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới.

Druzhba là đường ống dẫn dầu quan trọng giúp vận chuyển dầu thô của Nga tới EU

Vào ngày 21/9, giá dầu đã tăng gần 1%, cắt ngang đà tăng trước đó do thị trường tập trung vào lo ngại về nguồn cung dầu của Nga, nhu cầu của Trung Quốc phục hồi và khi Ngân hàng Trung ương Anh tăng lãi suất thấp hơn một số dự kiến.

Giá dầu Brent giao sau tăng 63 cent, tương đương 0,7%, ở mức 90,46 USD sau khi tăng hơn 2 USD trong phiên giao dịch trước đó.

Dầu thô Trung cấp Tây Texas (WTI) của Mỹ tăng 55 cent, tương đương 0,7%, ở mức 83,49 USD, sau khi tăng hơn 3 USD trong phiên giao dịch trước đó.

Hiện nay, giá dầu biến động liên tục và được dẫn dắt bởi 3 “biến số” quan trọng, bao gồm: tình hình cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine, tiến trình nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và cuối cùng là báo cáo của các tổ chức lớn.

Khủng hoảng năng lượng gây ra tình trạng cạnh tranh nguồn cung khốc liệt.

Biến động từ cuộc xung đột Nga – Ukraine

Động thái điều động quân sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin một lần nữa làm dấy lên lo ngại về việc nguồn cung dầu sẽ bị gián đoạn, và đẩy các nước châu Âu chìm sâu vào cuộc khủng hoảng năng lượng.

Theo Reuters, các nhà ngoại giao cho biết, Liên minh châu Âu đang xem xét giới hạn giá dầu, thắt chặt hơn đối với xuất khẩu công nghệ cao sang Nga và nhiều biện pháp trừng phạt hơn đối với các động thái làm leo thang trong cuộc chiến của Moscow ở Ukraine.

Cơ quan Thị trường và Chứng khoán Châu Âu (ESMA) cũng đang xem xét việc tạm ngừng nghỉ đối với các dẫn xuất năng lượng do giá đã tăng chiến sự Nga – Ukraine vào tháng Hai.

Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc họp tại thành phố Veliky Novgorod, Nga, hôm 21/9.

Chính phủ các nước châu Âu hiện đang tìm rất nhiều cách làm giảm sự phụ thuộc đối với nguồn năng lượng của Nga.

Cụ thể, Đức đã tiến hành quốc hữu hóa tập đoàn khí đốt Uniper và trước đó cũng tiến hành giành quyền kiểm soát ba nhà máy lọc dầu do Nga làm chủ để đảm bảo nguồn cung. Đây là động thái có phần quyết liệt của Chính phủ Đức trong việc chống lại mối đe dọa đối với an ninh của nguồn cung cấp năng lượng trong mùa đông sắp tới.

Bên cạnh Đức, Chính phủ Anh cũng công bố sẽ tiến hành giảm chi phí bán buôn điện và khí đốt cho các doanh nghiệp về mức thấp hơn một nửa so giá thị trường từ tháng sau. Đầu tháng 9, cơ quan công nghiệp dầu khí của Anh đã kêu gọi cấp giấy phép cho giàn khoan mới ở Biển Bắc và đầu tư nhanh chóng vào lĩnh vực này để giảm thiểu tác động của giá cao đối với người tiêu dùng khi đất nước đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

Ảnh minh họa

Sức ép liên tục từ FED

Đồng đô la Mỹ duy trì gần mức cao nhất trong hai thập kỷ trước các quyết định trong tháng này của Fed và các ngân hàng trung ương khác. Đồng đô la lớn mạnh hơn làm cho hàng hóa giao dịch bằng đô la trở nên “xa xỉ” hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác và có xu hướng đè nặng lên dầu và các nguồn rủi ro khác.

Động thái rất quyết liệt của các quan chức FED trong cuộc chiến chống lạm phát có thể sẽ mang lại nhiều tổn thương cho nền kinh tế toàn cầu. Chỉ số Dollar Index hiện đang ở mức 111,3 điểm và vẫn cao nhất trong vòng 23 năm.

Giá xăng dầu có thể sắp tăng cao. Ảnh minh họa.

Kết quả “báo động” từ báo cáo EIA

Giá dầu thô đã giảm mạnh sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ báo cáo lượng dầu thô tồn kho tăng 1,1 triệu thùng. Số liệu này khiến cho thị trường lo ngại về việc nhu cầu tiêu thụ dầu của Mỹ đã yếu đi.

Một nhà phân tích của Fujitomi Securities nói với Reuters: “Tâm lý thị trường vẫn giảm do lo ngại rằng việc thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ ở Mỹ và châu Âu sẽ làm tăng khả năng suy thoái và giảm nhu cầu nhiên liệu”.

Có thể thấy, trong số các “biến số”, các động thái tăng lãi suất đang là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất lên thị trường dầu thô, và hoàn toàn lấn át những lo ngại về nguồn cung. Ngay cả khi nguồn cung vẫn ở trong trạng thái thiếu ổn định, thì việc nhu cầu tiêu thụ suy yếu nhanh chóng hơn cũng sẽ khiến cho nguồn tiền rút bớt khỏi thị trường dầu thô.

Tuệ Ngô (Theo Reuters)

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều