Soi vào lịch sử để hiểu hơn về chiến lược xây dựng đất nước hòa bình của Việt Nam
Lịch sử không chỉ là quá khứ, là sự việc đã qua, mà là những bài học kết tinh của trí tuệ, tầm nhìn, kinh nghiệm xử lý những tình huống phức tạp, để khi ngẫm lại sẽ cho chúng ta thêm sự tự tín, là tấm gương mà khi soi vào sẽ giúp chúng ta có sự lựa chọn giải pháp phù hợp.
Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Trung Quốc, nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông nói thế này: “Các đồng chí cứ yên tâm đánh Mỹ đi, miền Bắc để chúng tôi giữ cho, chúng tôi sẽ cho vài nghìn quân thậm chí cả triệu quân sang giữ miền Bắc, các đồng chí cứ yên tâm vào Nam đánh Mỹ”, Bác Hồ chỉ cười và không chấp nhận lời đề nghị đó. Ông Mao Trạch Đông lại nói: “Vậy thì chúng tôi sẽ cấp cho vài nghìn xe tải để các đồng chí chở súng đạn vào Nam”. Bác Hồ nhận ngay nhưng Bác cũng nói luôn với ông Mao Trạch Đông: “Tôi nhận xe chứ không nhận người lái, lái xe sẽ do bộ đội Việt Nam lái, Mao cay nhưng đành chịu vì sĩ diện bởi đã nói rồi, phải cho xe”.
Khi ra về, một phụ tá hỏi Bác, tại sao Bác không nhận quân của họ như vậy chúng ta sẽ yên tâm hơn để đánh Mỹ? Bác chỉ cười và nói: “Chúng ta nhận súng, đạn, xe sau này chúng ta sẽ trả, đất nước thống nhất, giàu mạnh sẽ trả bằng tiền, nhưng nếu nhận người sinh mạng thì có trả được bằng tiền hay không?”
Tại sao trên thế giới có rất nhiều nước sẵn sàng nhận đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều nhưng hai nước không chọn, mà chỉ chọn Việt Nam? Điều đó cho thấy rằng ngoài những bài học về lịch sử và đường lối ngoại giao khéo léo kia, còn nhiều thứ mà một nước như Triều Tiên phải học hỏi Việt Nam! Triều Tiên chọn Việt Nam là lẽ tất yếu, người Mỹ chọn Việt Nam là lẽ đương nhiên.
Chưa có một hội nghị nào mà chúng ta huy động tới một nghìn cảnh sát (gần 100 % quân số), chưa có hội nghị nào mà Nhà nước Việt Nam huy động tới một Sư đoàn quận đội (9-10 nghìn người). Cả thế giới ngày càng thấy được, Việt Nam là đất nước yêu hòa bình và ổn định chính trị – không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có được.
Thái Thanh