Shark Liên chơi trò “ve sầu thoát xác” đem món nợ nghìn tỷ của sông Đuống quẳng lên đầu dân Thủ Đô
Bao lâu không sao, nhà máy nước sông Đuống của bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) vừa đi vào hoạt động là nhà máy nước sông Đà bị đổ dầu thải. Sau đó là hàng loạt bức xúc và câu hỏi liên quan đến lợi ích mà nhà máy nước này ưu ái có được từ giá tiền bán nước, bất chấp quy định để vận hành, cho đến cả việc sân golf có mặt trong nhà máy nước… vẫn đang chờ hồi đáp thì bỗng chốc bà Liên chơi ngay trò “ve sầu thoát xác”. Quẳng gánh nợ nghìn tỷ lên đầu dân và giao cho tỷ phú người Thái giải quyết!
Cứ ngỡ rằng khi nhớt thải chạy thẳng vào bao tử của nhân dân Thủ đô, đồng nghĩa với việc dã tâm con người vượt lên trên đạo đức và pháp luật thì người ta sẽ có dịp nhìn lại vấn đề cấp bách trong việc quản lý nguồn nước. Ấy thế mà, sự sợ hãi cùng cực mang tên nhà máy nước sông Đà chưa qua thì tiếp tục một cái máy hút tiền dân mang tên sông Đuống đã trở lại. Với một thông điệp rất mạnh mẽ: “Muốn có nước thì phải bỏ ra 10.246 đồng/m3 (gấp đôi giá thị trường) và đóng lãi cho ngân hàng giúp nhà máy 2.103 đồng/m3” đã được báo Dân Trí đưa tin trích từ lời tiết lộ động trời của Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Việt Hà.
Tự cổ chí kim mới nghe chuyện doanh nghiệp đi vay tiền làm ăn mà dân phải trả lãi! Và cũng lần đầu tiên nghe một doanh nghiệp chỉ có vốn đối ứng 20% (1.000 tỉ đồng) để giải phóng mặt bằng còn tiền đầu tư, xây dựng, vận hành nhà máy nước… được ngân hàng giải quyết hết 80% (4.000 tỷ đồng). Vốn 1 đầu tư đến 5 mà không sợ lỗ, thậm chí ngân hàng cũng rất tự tin trong cuộc giao dịch nhìn ngoài có vẻ rất mạo hiểm này! Giờ mới vỡ lẽ, mỗi khối nước dân của sông Đuống dân phải gánh 2.013 đồng tiền lãi và mỗi năm Hà Nội chi ra 200 tỷ đồng ngân sách bù lỗ để mua nước của Sông Đuống, thế bảo sao họ không tự tin! Với giá nước chưa đến 6 nghìn đồng/m3, Sông Đà báo lãi ròng 200 – 300 tỷ mỗi năm thì với giá 10.246 đồng/m3, con số lãi sẽ khủng khiếp như thế nào? Shark Liên có lẽ được đẻ bọc điều, còn người dân Thủ đô hẳn nhiên đẻ bọc ny-lon!
Ấy thế mà, bà Liên vẫn bảo rằng, “Chúng tôi có công mà như tội. Đây là tâm huyết cả một đời người”. Rồi có lẽ vì quá căng thẳng với việc làm thiện nguyện nhưng lời chút xíu của mình, bà mang ngay cái sân golf vào trong nhà máy nước sông Đuống để tiêu sầu mặc cho lời cảnh báo về những hóa chất từ nó có thể ngấm vào nước rồi chảy thẳng vào bao tử người dân thủ đô. Và có lẽ cũng chính vì cái tâm tư không được ai thấu hiểu của mình. Sau khi “thần tốc” như đạo quân Tây Sơn giành chiến thắng về cho nhà máy nước Sông Đuống, bà Liên lập tức mời một tỷ phú Thái Lan về chia sẻ 34% cổ phần trong cái mớ 51% bọc điều của mình. Từ mệnh giá 10 nghìn đồng/cổ phần, bà Liên bán cho người Thái 61 nghìn đồng/cổ phần, thu lời gấp 6 lần (2000 tỷ đồng) trong khi đó dân phải è cổ trả lãi trên từng mét khối nước, có phải là lời một ít như Shark Liên vẫn leo lẻo giao giảng!
Mặc cho việc cổ phần hóa sông Đuống này sẽ dẫn đến việc đánh mất thương hiệu kinh tế đơn thuần, thao túng tài nguyên lũng loạn kinh tế, thậm chí cả nguy cơ an ninh nếu ai đó muốn đầu độc cả 7 triệu dân Thủ đô thì Shark Liên đã thành công trong trò “ve sầu thoát xác”. Bà Đỗ Thị Kim Liên vứt bỏ trách nhiệm dễ dàng như cái cách người ta khiến những tấm thảm chơi golf tại nhà máy sông Đuống biến mất đầy bất ngờ vậy!
Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm ngày xưa nổi lên về một bức họa lũ giặc xâm lược tàn phá làng quê đến kiệt quệ khiến người dân trăm bề lầm than khổ cực, thì ngày nay dòng sông yên ả giữa thời bình ấy lại nổi lên một lần nữa khi xuất hiện một chị cá mập to đùng. Thứ cá mà người ta vốn tưởng chỉ sống ở ngoài biển sâu nước mặn nay mở rộng phạm vi săn mồi sang cả vùng nước ngọt. Và nỗi trần ai của nhân dân Thủ đô một lần nữa được tái hiện! Như ai đó từng nói:
“Bên kia sông Đuống, Shark Liên cười như địa chủ được mùa
Sông Đuống cứ chảy qua là dân Thủ đô thêm lầm than thêm cơ cực ”
Lữ Khách