Seeking Alpha: Việt Nam là thị trường tăng trưởng giàu mạnh tiếp theo của thế giới
Trang Seeking Alpha vừa qua đã có bài viết với tiêu đề “Vietnam Is The World’s Next Growth Market”, phân tích tường tận lí do vì sao Việt Nam trở thành mảnh đất tiềm năng thu hút toàn cầu. Đồng thời cũng đưa ra nhận định Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế giàu mạnh tiếp theo của thế giới.
Mở đầu bài viết, Seeking Alpha cho rằng Việt Nam đang dần trở thành điểm đến của các ông lớn toàn cầu dịch chuyển sản xuất. Mặc dù xu hướng này đã bắt đầu từ vài năm trước, nhưng tình hình Covid-19 đã thúc đẩy quá trình này mạnh hơn bao giờ hết.
Việt Nam có vị trí đặc biệt, nhân công rẻ lại an toàn nên việc đầu tư vào Vietnam ETF (VNM) là một cách tốt để tận dụng chu kỳ tăng trưởng sắp tới mà Việt Nam đang có.
Và đây là những điểm mấu chốt để kinh tế Việt Nam thu hút được FDI từ khắp nơi đổ về:
1. Quy mô nền kinh tế: Việt Nam là một nền kinh tế 350 tỷ USD. Mặc dù không lớn lắm nhưng nó đang tăng nhanh ở mức khoảng 6-7%. Mặc dù chỉ là nền kinh tế lớn thứ ba tại Đông Nam Á nhưng sau năm 2020, Việt Nam lại là nền kinh tế đang tăng trưởng nhiều, nhanh nhất so với khu vực.
2. Tính ổn định của nền kinh tế: Việt Nam có nền kinh tế đa dạng hơn hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm sản xuất hàng dệt may, giày dép (Nike, adidas (OTCQX: ADDYY)), một số linh kiện điện tử (Lenovo (OTCPK: LNVGY)) và sản xuất ô tô (Ford Motor Company) (NYSE: F), VinFast, v.v.). Giờ đây ngay cả Apple cũng tìm đến Việt Nam làm nơi sản xuất, thay thế Trung Quốc.
3. Tốc độ tăng trưởng vượt bậc.
Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới đều vật lộn với việc kéo GDP ra khỏi con số âm, Việt Nam lại được dự đoán có chỉ số tăng trưởng hơn 2.8% trong năm 2020. Đây là con số đáng nể mà toàn cầu mơ ước.
4. Nhân công giá rẻ, tay nghề cao
Hiện tại, mức lương của Việt Nam vẫn thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực, dao động quanh mức 5,5 USD/giờ. Trước đó, chúng ta đều biết Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế nhờ tận dụng quy trình sản xuất và lao động chi phí thấp nhưng giờ đây Việt Nam đã soán ngôi.
6. Các động lực tăng trưởng sau năm 2021
Chính phủ đã tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và có kế hoạch tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng hơn nữa. Hiện tại, Việt Nam đang chi 5,7% GDP cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng. Đây là mức cao nhất trong khu vực. Số tiền này đang được đổ vào để cố gắng kết nối các tỉnh thành bằng cơ sở hạ tầng đường sắt khổng lồ, bao gồm tuyến đường sắt bắc nam nối hai đầu đất nước.
Việt Nam cũng đang có kế hoạch xây dựng 39 cảng trong kế hoạch mở rộng cảng biển của mình. Tổng chi tiêu sẽ vào khoảng 80-100 tỷ USD trong 10 năm tới hoặc lâu hơn.
“Với tất cả những mặt tích cực này, tôi sẽ đặt cược tất cả những gì mình có vào Việt Nam. Đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất để thay thế Trung Quốc trong tương lai. Hơn nữa, Việt Nam là thị trường có mức độ tăng trưởng giàu mạnh tiếp theo của thế giới”, theo đánh giá của Seeking Alpha.
Bảo Trâm (Lược dịch theo Seeking Alpha)