SCMP: Trung Quốc ghen tị khi hầu hết doanh nghiệp Mỹ đều lựa chọn Việt Nam, quay lưng với Trung Quốc
Trang South China Morning Post vừa có bài viết dựa trên cuộc khảo sát được thực hiện với hơn 700 công ty trên khắp thế giới vào tháng 3/2021, để nói về việc lựa chọn điểm đến cho chuỗi cung ứng sản xuất. Trong đó, số công ty Mỹ xem Việt Nam là lựa chọn cung ứng hàng đầu tăng đột biến, trong khi Trung Quốc bị quay lưng vì mức độ an toàn thấp.
Theo SCMP, những năm gần đây, các công ty Mỹ và châu Âu đang dần giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường và nguồn cung ứng từ Trung Quốc. Được coi là một trong số những phương án thay thế cho Trung Quốc trong khu vực, Việt Nam duy trì được vị trí của mình trong suốt năm 2020 đầy biến động.
Mặc dù Trung Quốc đã phục hồi tương đối mạnh mẽ sau đại dịch, việc kiểm soát dịch cũng nhanh hơn nhiều so với phương Tây, nhưng xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc trong dài hạn vẫn không hề có dấu hiệu ngừng lại, trích nội dung cuộc khảo sát được thực hiện với hơn 700 công ty trên khắp thế giới vào tháng 3/2021.
Theo đó, vào năm 2019, 96% các công ty có trụ sở tại Mỹ và 100% các công ty có trụ sở tại Châu Âu đã bình chọn Trung Quốc là một trong ba quốc gia cung ứng hàng đầu của họ, nhưng niềm tin của các công ty Mỹ và Châu Âu với Trung Quốc đã lần lượt giảm xuống còn 77% và 80% trong quý đầu tiên của năm nay, theo Qima, một nhà cung cấp các giải pháp chuỗi cung ứng, bên thực hiện cuộc khảo sát.
Vốn đã bị ảnh hưởng bởi Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc như một thị trường và nguồn cung ứng đối với những người mua phương Tây lại tiếp tục chịu thêm một cú hích nữa vào đầu năm 2020, sau đợt bùng phát Covid-19 và các đợt phong tỏa.
Được coi là một trong những lựa chọn thay thế cho Trung Quốc trong khu vực, Việt Nam đã duy trì được vị trí của mình trong suốt năm 2020 đầy biến động. Vào đầu năm 2021, Việt Nam được 25% số công ty được hỏi trên toàn cầu vinh danh là thị trường cung ứng hàng đầu, theo SCMP.
Trước Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, một số công ty Trung Quốc, đặc biệt trong ngành dệt may, và nhiều nhà sản xuất từ các ngành khác nhau đã chuyển đến Việt Nam kể từ khi chiến tranh thương mại bắt đầu.
Theo khảo sát, Việt Nam là quốc gia đặc biệt, đạt được sự tín nhiệm và an toàn tuyệt đối đối với các doanh nghiệp có trụ sở tại Mỹ, vì tỷ lệ công ty Mỹ coi Việt Nam là một trong ba khu vực cung ứng hàng đầu của họ, số lượng này đã tăng gần gấp đôi trong bốn năm qua, đạt 43% vào đầu năm 2021.
Đối với các doanh nghiệp Châu Âu, 25% số công ty được hỏi đã liệt kê Việt Nam nằm trong số ba quốc gia có nguồn cung ứng hàng đầu của họ trong quý đầu tiên, thấp hơn 15 điểm phần trăm so với năm ngoái, nhưng vẫn cao hơn 11% vào năm 2019.
Trong số tất cả các công ty đã chuyển sang các nhà cung cấp ở nơi khác vào năm ngoái, để tránh ảnh hưởng đại dịch và các rủi ro khác, gần một phần ba cho biết Việt Nam nằm trong số các lựa chọn hàng đầu của họ. Đối với các công ty Mỹ, con số này thậm chí còn cao hơn 40%.
Theo SCMP, xu hướng này có vẻ sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2021. Trong số những công ty được hỏi có ý định tìm kiếm các nhà cung cấp mới trong 12 tháng tới, 38% công ty Mỹ và 28% công ty Châu Âu được khảo sát cho biết có kế hoạch chuyển một số nguồn cung ứng của họ sang Việt Nam, hoặc mua thêm từ các nhà cung cấp hiện có ở đó.
Đồng thời, các doanh nghiệp không đổ về Trung Quốc một cách ồ ạt. Chỉ 6% và 11% các thương hiệu có trụ sở tại Mỹ và EU nói rằng họ đã tìm nguồn cung ứng ở Trung Quốc.
Các công ty Mỹ cũng tỏ ra mâu thuẫn về nguồn cung ứng của Trung Quốc trong tương lai. Trong khi khoảng một phần ba trong số họ có kế hoạch mua nhiều hơn từ các nhà cung cấp Trung Quốc vào năm 2021, thì cũng nhiều công ty có kế hoạch ngừng mua hàng từ Trung Quốc hoàn toàn.
Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa kế hoạch và hành động. Trong cuộc khảo sát của Qima, 73% số công ty được hỏi trên toàn cầu cho biết họ có kế hoạch tìm kiếm các nhà cung cấp mới vào năm 2020, nhưng chỉ 38% trong số họ thực sự thực hiện được các kế hoạch đó. Đối với các thương hiệu có trụ sở tại Hoa Kỳ, 93% trong số họ đã công bố kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng vào đầu năm 2020, nhưng chỉ 49% thực hiện được.
Bảo Trâm (Theo SCMP)