+
Aa
-
like
comment

Sau Karabakh, Thổ sẽ cùng Pakistan thổi bùng lên cuộc chiến rất gần TQ?

12/11/2020 14:30

Một viễn cảnh tương tự như Nagorno-Karabakh có diễn ra tại Kashmir?

Sau Karabakh, Thổ sẽ cùng Pakistan thổi bùng lên cuộc chiến rất gần Trung Quốc?
Hình ảnh từ cuộc xung đột giữa Azerbaijan và Armenia tại Nagorno-Karabakh. Nguồn: Politico

Mối quan hệ Thổ-Pakistan ngày càng khăng khít

Theo tờ EurAsian Times, cuộc xung đột ác liệt tại Nagorno-Karabakh cuối cùng đã đi đến hồi kết sau thỏa thuận mà Armenia, Azerbaijan và Nga ký kết ngày 10/11. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã mô tả thỏa thuận này là “nỗi đau không thốt nên lời” trong một bài đăng trên Facebook.

Việc Azerbaijan giành được quyền kiểm soát thành phố then chốt Shusha [Armenia gọi là Shushi] – thành phố lớn thứ hai tại Nagorno-Karabakh – hóa ra đã trở thành bước ngoặt của cuộc chiến. Azerbaijan còn tuyên bố đã giành quyền kiểm soát hàng chục khu định cư khác trước khi đi đến thỏa thuận vừa qua.

Trong khi đó, Nga – phía nắm giữ vai trò quan trọng để kết thúc cuộc chiến tranh – đã nhanh chóng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Nagorno-Karabakh theo khuôn khổ của thỏa thuận ngừng bắn. Như Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố trước đó, thỏa thuận này sẽ mở đường cho sự ổn định chính trị lâu dài trong bối cảnh xung đột tại đây.

Trái ngược với Baku, không khí tại Yerevan – thủ đô của Armenia – rất ảm đạm. Người dân Armenia đổ ra đường chỉ vài phút sau khi Thủ tướng Pashinyan tuyên bố kết thúc chiến tranh, tiến vào tòa nhà chính phủ và quốc hội đòi ông Pashinyan từ chức.

Sau Karabakh, Thổ sẽ cùng Pakistan thổi bùng lên cuộc chiến rất gần Trung Quốc? - Ảnh 1.
Người dân Azerbaijan ăn mừng sau thỏa thuận ngừng bắn ngày 10/11.

Trong khi đó, thủ đô của Azerbaijan lại ngập tràn không khí ăn mừng cho một cái kết có hậu, khi Azerbaijan tiếp quản những vùng lãnh thổ quan trọng tại Nagorno-Karabakh. Đám đông người dân đã vẫy quốc kỳ của Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ – quốc gia đã hết lòng hậu thuẫn Baku trong cuộc xung đột với Armenia.

Đáng ngạc nhiên hơn cả là sự xuất hiện của quốc kỳ Pakistan trong dịp này. Được biết, Islamabad cũng giành sự ủng hộ mạnh mẽ cho Azerbaijan trong xung đột tại Nagorno-Karabakh.

Chiến thắng tại Nagorno-Karabakh đã củng cố mối quan hệ giữa các quốc gia Hồi giáo, và mối quan hệ đối tác giữa 3 nước này có thể sẽ tiến tới những tham vọng cao hơn.

Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan tiếp tục cho thấy một mặt trận đoàn kết trên nhiều vấn đề quốc tế, hai phía đã phát triển mối quan hệ song phương và hợp tác quân sự lên những cấp độ “chưa từng thấy”.

Thổ Nhĩ Kỳ đã dành sự ủng hộ toàn diện cho Pakistan về vấn đề Kashmir trên trường quốc tế. Thậm chí tại Liên Hiệp Quốc, Ankara còn thúc giục Ấn Độ giải quyết tranh chấp theo mong muốn của người Kashmir, như Pakistan đã và đang duy trì.

Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan còn có những ràng buộc về văn hóa và tôn giáo, điều này kết nối rất mạnh mẽ người dân của hai phía.

Thổ sẽ hậu thuẫn Pakistan dùng vũ lực giải quyết vấn đề Kashmir?

Hiện trong quần chúng Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan, thậm chí tại Azerbaijan, đang nhen nhóm tư tưởng cho rằng giờ đây Ankara và Islamabad nên quyết tâm chiến đấu vì Kashmir. Người dùng mạng xã hội ở cả hai quốc gia đang thúc giục chính phủ hai nước hỗ trợ Kashmir sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp Azerbaijan giành chiến thắng quyết định trước Armenia.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào các cuộc xung đột tại Nam Á là một ý tưởng xa vời và khó có thể xảy ra.

Trả lời tờ EurAsian Times, chuyên gia các vấn đề chiến lược tại Thổ Nhĩ Kỳ Iftikhar Gilani cho biết, mong muốn của công chúng không đóng vai trò quyết định trong các vấn đề liên quan tới chính sách đối ngoại. Thay vào đó, lợi ích lâu dài của quốc gia mới là yếu tố tác động lớn tới chính sách của họ.

“Thổ Nhĩ Kỳ đã có mối quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ trong nhiều thập kỷ qua. Ankara đã tăng cường học bổng cho sinh viên Ấn Độ và cố gắng tạo không gian cho các tổ chức phi chính phủ của mình hoạt động trong cộng đồng người Hồi giáo ở Ấn Độ” – Ông Gilani cho hay.

Cộng đồng người dân Pakistan cũng đang chia làm hai phe ý kiến. Một số cho rằng ý tưởng giải quyết vấn đề Kashmir nêu trên là khả thi, trong khi những người khác bác bỏ viễn cảnh đó khi xét tới sự quyết đoán của giới lãnh đạo hiện tại.

“Đừng bán cho người Pakistan những giấc mơ này thêm nữa, chúng ta không có Erdogan hay Aliyev trên ghế nóng lãnh đạo…” – Một người dùng Twitter từ Pakistan viết.

Sau Karabakh, Thổ sẽ cùng Pakistan thổi bùng lên cuộc chiến rất gần Trung Quốc? - Ảnh 2.
Binh sĩ Ấn Độ tuần tra dọc Đường ranh giới kiểm soát ở Kashmir. Ảnh AP

Mặc dù chiến lược tấn công phối hợp vào Kashmir được nhiều nhà lãnh đạo chính trị hàng đầu ở cả Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan tán thành, nhưng nếu xét về lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ thì chiến lược này dường như không khả thi.

Waheed Ur Rehman- một chính trị gia từ Kashmir – nói với EurAsian Times rằng một liên minh như vậy không có khả năng được hình thành.

Con tàu “bị nguyền rủa” mang cho Trung Quốc bí kíp vô giá về tàu sân bay: Số phận trớ trêu

Theo ông Rehman, những nhà lãnh đạo này chỉ phát biểu trên các diễn đàn quốc tế về Kashmir để làm hài lòng khán giả trong nước và vai trò của họ kết thúc ở đó. Thổ Nhĩ Kỳ hay Pakistan đều không tỏ ra quá nghiêm túc trong việc trao đổi với chính phủ Ấn Độ về vấn đề Kashmir.

Kashmir là địa danh biểu thị một khu vực lớn bao gồm các vùng được Ấn Độ quản lý như Jammu và Kashmir (trong đó bao gồm Jammu, Thung lũng Kashmir, và Khu vực Ladakh), các vùng lãnh thổ Pakistan quản lý: Azad Kashmir và Gilgit-Baltistan, và khu vực được Trung Quốc quản lý: Aksai Chin và Trans-Karakoram Tract.

Căng thẳng hiện nay tại Ladakh giữa Ấn Độ với Trung Quốc cũng sẽ quyết định bước đi của Pakistan đối với Kashmir. Thế nhưng, bất chấp sự phát triển mạnh mẽ, mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ-Pakistan hiện tại khó có thể đối đầu với Ấn Độ trong bối cảnh địa chính trị hiện có.

Tuấn Anh/TTT

Bài mới
Đọc nhiều