Sapa tan hoang: Những bộ óc tham lam, luộm thuộm, chỉ biết đến tiền
Những khóa gần đây Quốc hội ngày càng có nhiều đổi mới. Những giám sát của Quốc hội, những quyết sách của Quốc hội mang đậm hơi thở của cuộc sống. Chính xác hơn là, Quốc hội đã chủ động dựa trên những yêu cầu cấp thiết của xã hội để vận hành một cách trơn tru nhất.
Đầu tiên có thể kể đến là từ những cuộc họp bất thường. Có lẽ từ trước đến nay chưa có nhiệm kỳ Quốc hội nào mới đi nửa chặng đường đã có 4 kỳ họp toàn thể bất thường. Như lẽ tự nhiên, cái gì không thường diễn ra, ắt sẽ gây chú ý. Nhưng sau kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội, người dân đã dần quen, và bắt đầu thấy sự cần thiết của các kỳ họp bất thường. Như trong kỳ họp đầu tiên, Quốc hội đã ban hành 29 nghị quyết; ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 trao quyền chủ động mạnh mẽ cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được quyết định và tổ chức thực hiện một số giải pháp cấp bách đặc biệt, đặc thù, đặc cách để ứng phó kịp thời với dịch Covid-19. Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã thông qua 2 luật, 12 nghị quyết, cho ý kiến 5 dự án luật và quyết định rất nhiều vấn đề quan trọng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Mới đây nhất, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội xem xét, thông qua 8 dự án luật, 2 nghị quyết nhằm giải quyết gấp rút những vấn đề trọng yếu về vật tư y tế, kích cầu kinh tế, bất động sản, sở hữu nhà …
Tất cả đều đúng như tinh thần mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã từng khẳng định, Quốc hội sẽ không để xảy ra tình trạng “bắc nước sôi chờ gạo người”, không chờ các dự án luật được các cơ quan soạn thảo trình sang xong mới cho ý kiến, mà Quốc hội sẽ giữ vai trò chủ động dẫn dắt công tác lập pháp, vào cuộc từ sớm, từ xa, thậm chí “đặt hàng” cho các cơ quan Chính phủ trong việc hoàn thiện thể chế pháp luật.
Thứ nữa cần khẳng định, chất lượng của những phiên họp đã được nâng cao một cách triệt để. Tại Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội vừa diễn ra phải nói rằng, đây là kỳ họp với khối lượng công việc lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay nhưng chất lượng không hề giảm thông qua 8 luật và 17 nghị quyết, cho ý kiến lần thứ hai về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và cho ý kiến lần đầu đối với 8 dự án luật khác. Để đạt được thành quả ấy, là do có những phiên họp trên 140 đại biểu đăng ký thảo luận hay tại các phiên chất vấn cũng trên 100 đại biểu đăng ký, đây là những con số kỷ lục so với những Kỳ họp trước đây. Tinh thần tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội của các bộ, ngành chủ trì soạn thảo các dự án Luật cũng rất nghiêm túc, kịp thời.
Tâm tư nguyện vọng của người dân được lắng nghe nhiều hơn. Như trong kỳ họp Quốc hội vừa kết thúc, người dân thấy những chất vấn của đại biểu đối với các vị “tư lệnh ngành”. Những vấn đề bức xúc, những vấn đề “cần làm ngay” phải được chính những người đại diện cho cử tri vang lên trong nghị trường. Người dân rất vui khi những “bức xúc” về ngành điện được phản ánh, được mổ xẻ, được thảo luận một cách cặn kẽ như vậy. Những nhu cầu cấp thiết về nhà ở xã hội cũng được đưa ra phân tích, tìm mọi hướng để đạt tối đa hiệu quả cao nhất cho tinh thần an cư lạc nghiệp của Chính phủ.
Còn rất nhiều thí dụ về chỉ đạo, kịp thời, chỉ đạo “nóng” tháo gỡ khó khăn mà các đại biểu chỉ ra, Chính phủ vào cuộc ngay như chuyện ngành y tế phải đảm bảo thuốc cho dân điều trị, về tháo gỡ kịp thời những vướng mắc giải tỏa đất đai, bất động sản, về chuyện nhiều cán bộ không dám nghĩ dám làm dẫn đến sự trì trệ trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội… Tất cả đều được phản ánh đều được đưa ra bàn bạc và có giải pháp kịp thời.
Có thể thấy rằng, Quốc hội đang ngày càng ghi dấu ấn đậm nét với người dân về một làn gió mới, khác lạ nhưng hiệu quả!
Công Luân