+
Aa
-
like
comment

Sao ở Việt Nam là “lỗi thể chế” nhưng ở Mỹ, Nhật, Hàn thì không thấy gọi tên?

Hạ Trắng - 02/03/2021 15:13

Một vụ tai nạn, do sự sơ ý của cha mẹ cháu bé mà bẻ lái, quay sang đổ lỗi cho thể chế như Quốc Ấn Mai thì mới hiểu sự cùng quẫn trong nhận thức của con người đến mức như thế nào rồi. Việc lan can mà cháu bé có thể chui lọt, liệu thể chế, pháp luật có quy định không?

Dù có nhiều luận điệu xuyên tạc nhưng không thể phủ nhận anh Nguyễn Ngọc Mạnh đã cứu sống một đứa trẻ cũng như hạnh phúc của cả một gia đình.

Xin thưa, có quy định rất rõ. Trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về Nhà và công trình công cộng – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế quy định rõ: Với nhà cao từ 9 tầng trở lên thì lan can ban công, hành lang, sân thượng có người lên, cầu thang ngoài nhà… phải cao tối thiểu 1,4m tính từ mặt sàn lên phía trên tay vịn, ngoài ra khe cửa phải có diện tích tối thiếu trẻ em không được chui lọt và có rất nhiều quy định khác đến vấn đề an toàn.

Pháp luật quy định rõ, quan trọng nhất là chủ đầu tư hay chính chủ căn hộ có thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh hay không mà thôi. Bố mẹ cháu bé có nhận thấy nguy cơ không? Chắc chắn là có nhưng vì chủ quan, vì cái tặc lưỡi “chắc không sao đâu” nên mới xảy ra nhiều câu chuyện đau lòng mà sự việc hôm qua là một ví dụ.

Luận điệu xuyên tạc của Quốc Ấn Mai.

Thế giới này có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ , với nhiều thể chế khác nhau, từ phong kiến đến tư sản rồi đến xã hội chủ nghĩa, thử hỏi xem, thế chế nào mà công dân không gặp tai nạn, hay phải bỏ mạng bởi những lý do ngoài ý muốn. Nước Hàn văn minh, có học thức là vậy, nhưng lại là nước có tỷ lệ tự tử cao nhất, có phải do thể chế. Nước Mỹ luôn vỗ ngực tự hào có nền tư pháp nhất nhì thế giới, nhưng có mỗi việc công dân có quyền được dùng súng hay không mà hàng trăm năm chưa quyết được, đưa tới cái chết của hàng nghìn người mỗi năm. Đấy có phải là lỗi thể chế hay không?

Nếu nói rằng việc việc đứa trẻ rơi từ tầng cao xuống do tai nạn là bộc lộ thiếu sót cơ bản của thể chế thì không biết gọi việc người Nhật gieo mình từ trên cầu xuống sông, xuống biển là bộc lộ cái gì? Rồi cái cảnh người ta nhao ra khỏi tòa WTC ở Mỹ trong vụ 11/9 năm 2001 ấy, liệu có phải là thiếu sót căn bản của thể chế hay không? Hơn nửa triệu người chết vì Covid-19 và hàng trăm người chết cóng trong tuyết lạnh ở bang Texas ấy có phải là thiếu sót cơ bản của thể chế hay không? Một thể chế tốt làm gì có chuyện để cho con dân của mình chết hàng loạt như thế. Cứ so giữa thể chế chẳng những bỏ mặc dân chết mà còn để mặc bọn nhà đèn tranh thủ tăng giá điện cắt cổ dân ấy với cái thể chế mà người ta bằng mọi giá không để cho dân phải chết nhiều vì bệnh dịch kia để thấy ở đâu mới là thiếu sót cơ bản.

Việc đỡ một em bé rơi từ tầng cao xuống cách an toàn là việc bất khả thi cho mọi tính toán. Có muốn làm để nổi tiếng cũng không làm được. Hành động của anh Nguyễn Ngọc Mạnh xuất phát từ lòng tốt tự thân, anh ấy không thể đứng nhìn thảm kịch xảy ra và sẵn sàng đánh đổi.

Anh Nguyễn Ngọc Mạnh đã cứu sống em bé. Anh đã cứu một gia đình, nếu bi kịch xảy ra thì phụ huynh của bé gái này sẽ hối hận cả đời. Anh cũng đã tặng tất cả chúng ta một điều về lòng trắc ẩn, tinh thần vì người khác sẽ tạo nên phép lạ. Có lẽ, phương hướng của Mạnh là cú nhảy lên mái tôn, cú khụy chân, cú đỡ trong mơ…còn phương hướng của cộng đồng là tôn vinh và ngưỡng mộ hành động đẹp.

Hạ Trắng (TH)

Bài mới
Đọc nhiều