+
Aa
-
like
comment

Sao nhiều nước vẫn sử dụng cảnh sát kỵ binh giữa thời đại 4.0?

08/06/2020 15:06

Cảnh sát kỵ binh hay là một bộ phận hiện đang có trong biên chế của lực lượng thực thi pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, bằng những lợi ích của mình, cảnh sát kỵ binh vẫn luôn hoạt động tích cực trong cuộc đảm bảo an ninh cũng như xây dựng hình ảnh.

Cảnh sát kỵ binh hay còn được gọi là cảnh sát cưỡi ngựa là một lực lượng đặc thù hiện đang được nhiều quốc gia trên thế giới duy trì. Dù có truyền thống từ rất lâu nhưng bằng những đóng góp hiệu quả mà cảnh sát kỵ binh mang lại cho công cuộc giữ gìn trật tự cũng như xây dựng hình ảnh nên đây vẫn là một lực lượng vô cùng quan trọng. Ảnh: Cảnh sát kỵ binh Anh đang tuần tra trên đường phố.
Chức năng của lực lượng cảnh sát kỵ binh là tuần tra trên các đường phố, đảm bảo an ninh trật tự, có tầm nhìn bao quát từ trên lưng ngựa và tốc độ nhanh, trấn áp những cuộc biểu tình, bạo động quá khích và tham gia các nghi lễ đặc biệt. Ảnh: Lực lượng cảnh sát kỵ binh chống bạo động của Đức.
Ngoài ra, lực lượng kỵ binh cũng có thể di chuyển tốt và nhanh chóng trong những địa hình đặc biệt như đồi núi, rừng rậm, phù hợp cho các nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn khẩn cấp khi mà phương tiện cơ giới nặng nề rất khó khăn để có thể tiếp cận. Ảnh: Cảnh sát kỵ binh trong một buổi lễ tại bang Parana, Brazil năm 2015.
Ảnh: Những nhiệm vụ của cảnh sát kỵ binh bao gồm kiểm soát đám đông, tuần tra khu vực, trả lời những thắc mắc của người dân, làm những công việc của cảnh sát thông thường và truyền thông điệp đến công chúng.
Những lực lượng cảnh sát kỵ binh hiện đại đầu tiên xuất hiện từ đầu thế ky XVIII tại Pháp bởi những con đường có chất lượng kém và yêu cầu cần phải kiểm soát những vùng nông thôn rộng lớn khiến cho cảnh sát kỵ binh là vô cùng cần thiết. Ảnh: Cảnh sát kỵ binh tuần tra trên đường phố Mumbai, Ấn Độ.
Giống ngựa tuần tra được sử dụng bởi các lực lượng cảnh sát kỵ binh các nước Âu – Mỹ là giống ngựa Châu Âu to lớn, có sức khỏe tốt và sải chân dài, lực chiến rất hoàn hảo tuy nhiên khi vào các trận chiến, chúng thường rất dễ bị hoảng loạn khi nhìn thấy dao kiếm, súng lửa hay đám đông. Chính vì thế ngựa tuần tra sử dụng chống bạo động thường có bịt mặt để giúp ngựa tránh những thương tích không đáng có cũng như để hạn chế tầm nhìn. Ảnh: Ngựa tuần tra của cảnh sát Anh với bịt mặt.
Ngoài ra, cảnh sát kỵ binh cũng giúp tạo ra một hình ảnh đẹp, thân thiện cũng như gần gũi với người dân, tạo sức hút đối với khách du lịch. Ảnh: Cảnh sát kỵ binh trên đường phố Anh.
Một trong những lực lượng cảnh sát kỵ binh nổi tiếng nhất trên thế giới là The United States Park Police Horse Mounted Patrol – USPP (cảnh sát kỵ binh tuần tra công viên Mỹ). Đây là lực lượng thực thi pháp luật sử dụng ngựa có tuổi đời lâu nhất của Hoa Kỳ khi được thành lập từ năm 1934. Được sử dụng bởi cảnh sát Washington DC, New York và San Francisco. Ảnh: Cảnh sát kỵ binh tuần tra trên một đường phố tại Mỹ.
Washington DC – thủ đô của nước Mỹ là nơi thường xuyên xảy ra những sự kiện quan trọng của cả quốc gia lẫn quốc tế, đòi hỏi những chú ngựa luôn luôn phải được chải chuốt kỹ càng cho các nghi lễ đặc biệt. Ảnh: Ngựa tuần tra trên đường phố Mỹ.
Trong những năm 1960, người ta đã phát hiện ra ngựa không chỉ phù hợp cho những nghi lễ mà còn rất hiệu quả trong quản lý đám đông cũng như giao thông, từ đó người ta đã huấn luyện ngựa để sử dụng cho việc tuần tra trên đường phố mà không làm ảnh hưởng đến người dân, bản thân nó cũng như những chú ngựa khác. Ảnh: Cảnh sát Mỹ tuần tra với ngựa.
Ngựa cũng tỏ ra vô cùng hiệu quả trong việc giải tán đám đông biểu tình quá khích, với tốc độ cao, to lớn và khỏe, cùng người cảnh sát sử dụng những loại gậy hoặc dùi cui dài sẽ nhanh chóng trấn áp những kẻ gây rối. Ảnh: Cảnh sát kỵ binh giải tán một cuộc tụ tập quá khích.
Mới đây, cảnh sát Mỹ cũng đã huy động lực lượng kỵ binh tham gia giải tán các cuộc bạo động mất kiểm soát xảy ra suốt thời gian qua tại đất nước này. Đây là một động thái vô cùng cứng rắn muốn nhanh chóng vãn hồi lại trật tự ở các thành phố lớn của giới chức trách Hoa Kỳ. Ảnh: Minh họa.
Bằng những tác dụng thực tiễn của mình, đến nay, cảnh sát kỵ binh vẫn được sử dụng bởi nhiều nước trên thế giới dù cho đã có lịch sử lâu đời. Việc Việt Nam lần đầu thành lập Đoàn CSCĐ Kỵ binh cũng là học hỏi kinh nghiệm từ các nước, đồng thời áp dụng vào thực tiễn của bản thân, tạo ra một lực lượng chuyên trách góp phần bảo đảm hơn nữa pháp luật nhà nước cũng như xây dựng hình ảnh người chiến sĩ công an nhân dân Việt Nam trong mắt nhân dân và bạn bè quốc tế. Ảnh: Lực lượng kỵ binh của cảnh sát Indonesia.

Hùng Dũng/KT

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều