+
Aa
-
like
comment

Rùa Hồ Gươm bị câu trộm liệu có phải “hậu duệ cụ rùa” không?

Cánh Én - 17/12/2019 15:01

Sau khi xem hình ảnh con rùa bị câu trộm từ Hồ Gươm lên, PGS.TS Hà Đình Đức đã có nhận định bước đầu về cá thể rùa này.

Rùa Hồ Gươm bị câu trộm liệu có phải "hậu duệ cụ rùa” không?

Thiếu tá Vũ Thế Cường, Trưởng Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội thông tin với báo Thanh niên, “cần thủ” câu cá thể rùa nặng khoảng hơn 10 kg từ Hồ Gươm được xác định là anh Thái Hữu H. (41 tuổi, trú tại xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An).

“Theo thông tin đơn vị tiếp nhận, anh H. dùng cần và câu được con rùa lớn nhưng lại không thừa nhận, chỉ nói là thấy rùa nổi lên và vớt về”, Thiếu tá Cường nói với nguồn trên.

Lãnh đạo Công an phường Hàng Trống thông tin với Dân trí, người đàn ông này khai báo quanh co dù ở hiện trường cạnh con rùa có cả đồ nghề và lưỡi câu.

“Riêng anh H. sẽ bị xem xét xử lý về hành vi trộm cắp tài sản. Hiện tại, phía phường chỉ xác định được đây là loại rùa mai cứng, chưa rõ về chủng loại, con rùa nặng khoảng 10 kg”, Dân trí dẫn lời vị lãnh đạo.

Lãnh đạo Công an phường nói, bước đầu xác định cá thể rùa mà người đàn ông bắt trộm không phải là “cụ rùa” Hồ Hoàn Kiếm. Bởi rùa Hồ Gươm mai mềm còn con rùa trên mai cứng, nghi là rùa sống ở núi đá.

Rùa Hồ Gươm bị câu trộm liệu có phải hậu duệ cụ rùa” không? - Ảnh 1.

Sau khi xem hình ảnh con rùa, PGS.TS Hà Đình Đức nhận định với PV Lao động, đây là rùa núi nâu, loài này chủ yếu sinh sống tại ở vùng núi. Nếu muốn biết chính xác tên gọi thì cần quan sát xem vùng bụng và đầu cá thể rùa nhô ra thế nào.

PGS.TS Hà Đình Đức khẳng định với Lao động, ở Hồ Gươm không có “hậu duệ cụ rùa”, mà chỉ có một số loài rùa do người dân thả khi phóng sinh, như rùa cổ sọc, rùa núi nâu, rùa đất.

“Cụ rùa” Hồ Gươm là cá thể cái, có tên khoa học Rafetus Swinhoei, là một loài rùa nước ngọt khổng lồ cực hiếm, thuộc họ ba ba, phần mai mềm. Sau khi “cụ rùa” Hồ Gươm chết, hiện trên thế giới chỉ ghi nhận còn 3 con cùng loài với “cụ rùa” (một con ở hồ Đồng Mô và 2 con ở Trung Quốc).

Hai tiêu bản rùa Hồ Gươm được trưng bày cạnh nhau trong đền Ngọc Sơn. Trong đó có tủ trưng bày là xác rùa chết năm 1967, một bên là xác rùa năm 2016″, PGS.TS Hà Đình Đức chia sẻ trên Lao động.

Trước đó, một số nhân chứng chia sẻ với báo giới, chiều 16/12 khi họ đi ngang khu vực Hồ Gươm, gần địa bàn phường Hàng Trống thì phát hiện người đàn ông có hành động mờ ám khi dùng chiếc áo khoác phủ kín lên con rùa. Sự việc được họ cấp báo cho nhà chức trách. Đội tự quản Hồ Hoàn Kiếm sau đó đưa người đàn ông cùng con rùa và tang vật là chiếc lưỡi câu về trụ sở để làm rõ.

Theo ghi nhận của báo Tin tức, một nhân viên đội bảo vệ Ban Quản lý Hồ Gươm cho hay, ngoài người đàn ông tên H. thì còn một đối tượng khác cùng H. câu trộm ở hồ. Khi bị phát hiện, đối tượng kia đã chạy thoát, còn H. bị giữ cùng chiếc túi đen có con rùa.

Rùa Hồ Gươm bị câu trộm liệu có phải hậu duệ cụ rùa” không? - Ảnh 3.
Người đàn ông có hành vi câu trộm rùa Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: FB

(Tổng hợp)

Bài mới
Đọc nhiều