+
Aa
-
like
comment

“Robot đại chiến” diễn ra ngoài đời thực: KQ Mỹ và PK Iran sẽ đóng vai gì?

03/07/2019 16:36

Mỹ có máy bay đặt biệt danh theo “kẻ phản diện” Starcream, Iran có hệ thống phòng không mới có thể ví với “người anh hùng” Optimus Prime.

"Robot đại chiến" diễn ra ngoài đời thực: KQ Mỹ và PK Iran sẽ đóng vai gì?
“Robot đại chiến” diễn ra ngoài đời thực: KQ Mỹ và PK Iran sẽ đóng vai gì?

“Chiến binh Decepticon” của Mỹ chuẩn bị tham chiến

Vào đầu tháng 5, Bộ Tư lệnh Trung tâm Không quân Hoa Kỳ và các đơn vị liên quan cũng như đồng minh của Mỹ ở Trung Đông tuyên bố đã sẵn sàng triển khai phương án phòng thủ trước mọi mối đe dọa (từ Iran).

Trong một động thái liên quan, ngày 8/5 những chiếc F-15C Eagle thuộc Phi đoàn 48 Không quân Hoa Kỳ từ Căn cứ không quân Hoàng gia Anh Lakenheath đã được lệnh di chuyển tới Tây Nam Á.

Những chiếc máy bay chiếm ưu thế trên không này được cho là ở những vị trí tốt nhất nhằm xuất kích trong trường hợp một cuộc xung đột diễn ra.

Điều đáng chú ý nằm ở bức ảnh – một trong những máy bay F-15 của Phi đoàn 48 được sơn biệt danh là “Starscream” bên cạnh logo của bộ phim Transformer (Robot đại chiến).

Robot đại chiến diễn ra ngoài đời thực: KQ Mỹ và PK Iran sẽ đóng vai gì? - Ảnh 1.
Chiếc F-15C Eagle với biệt danh Starscream, một nhân vật trong phim Transformer của Phi đoàn 48 Không quân Hoa Kỳ.

Là một người máy ở hành tinh Cybertron, Starscream là thành viên cao cấp của phe Decepticon (phản diện) và là chỉ huy thứ hai chỉ đứng sau Megatron. Khi ở Trái đất, Starscream thường biến thành máy bay F-15 để che giấu hình dạng thật của mình.

Starscream thường lãnh đạo một nhóm các người máy có thể biến hình thành máy bay chiến đấu có tên là Seeker. Seeker là nhóm “tấn công đặc biệt” của lực lượng Decepticon.

Còn ở ngoài đời thực, F-15C Eagle đã cùng nhóm đặc nhiệm ném bom “Siêu pháo đài bay” B-52 Stratofortress, máy bay tàng hình F-35A và cụm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln được triển khai đến Vịnh Ba Tư để trở thành một “tổ hợp tấn công”.

Theo tuyên bố của Lầu Năm Góc ngày 7/5, quyết định triển khai vũ khí và binh lính Mỹ tới khu vực nhằm chống lại các “mối đe dọa” của Iran đối với quân đội Mỹ trên biển và đất liền.

Tuy nhiên lực lượng Mỹ ở Trung Đông gồm gần như toàn bộ là các đơn vị tấn công chứ không phải lực lượng phòng thủ (ngoại trừ một số hệ thống phòng không Patriot PAC-3) cho thấy Mỹ muốn “phủ đầu” Iran chứ không hề thụ động.

Autobot của Iran liệu đã sẵn sàng?

Trong các phần phim Transformer trước đây, lãnh đạo phe Autobot, nhân vật người máy biến hình Optimus Prime thường “biến hình” thành xe tải nặng Peterbilt 379 (13 tấn).

Peterbilt 379 là xe đầu kéo có thể chở được số hàng hóa tối đa khoảng 40 tấn khiến tổng trọng lượng của xe vượt quá 50 tấn.

Ngày 9/6 (trước sự kiện hệ thống Khordad-3 của Iran bắn hạ UAV RQ-4A Global Hawk của Mỹ 11 ngày), Iran tuyên bố thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa phòng không mới nhất do nước này tự sản xuất là Khordad-15.

Robot đại chiến diễn ra ngoài đời thực: KQ Mỹ và PK Iran sẽ đóng vai gì? - Ảnh 4.
Hệ thống Khordad-15 được trang bị tên lửa tầm xa Sayyad-3.

Khordad-15 có khả năng phát hiện, đánh chặn và tiêu diệt đồng thời 6 mục tiêu. Radar của hệ thống này có thể phát hiện máy bay chiến đấu , tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) từ khoảng cách 150 km và có thể theo dõi chúng trong phạm vi 120 km.

Hệ thống Khordad-15 được tích hợp tên lửa phòng không tầm xa mới nhất Sayyad-3 có tầm bắn lên tới 200 km.

Iran cũng đặc biệt nhấn mạnh hệ thống Khordad-15 có thể phát hiện các mục tiêu “tàng hình” từ khoảng cách 85 km và có thể đánh chặn và tiêu diệt chúng trong phạm vi 45 km với tốc độ của tên lửa Sayyad-3 đạt từ Mach 4.5 tới 5.1.

Điều đáng chú ý là xe tải kéo theo hệ thống Khordad-15 không thuộc hai loại xe tải Zoljanah (tổng trọng lượng tối đa khoảng 55 tấn) và Zafar 8×8 (tổng trọng lượng tối đa khoảng 45 tấn).

Các nguồn tin chưa được kiểm chứng cho biết rằng đây là một phiên bản được Iran “làm lại” dựa theo các xe tải nặng MAZ và MAN được đặt tên là Babr-300. Babr trong tiếng Ba Tư đồng nghĩa với “Con Hổ”.

Đây có lẽ là câu trả lời của Iran, nếu phía Mỹ đã có “biểu tượng chiến tranh” F-15C Starscream, thì xe tải Babr-300 và hệ thống Khordad-15 chắc chắn là Optimus Prime.

(Theo Soha News)

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều