+
Aa
-
like
comment

Radar Nga thấy máy bay tàng hình Mỹ xa trên 200 km

03/08/2019 17:56

Các công trình sư Nga làm việc tại Viện nghiên cứu kỹ thuật vô tuyến Nizhny Novgorod (NNIIRT) giỏi hơn các đồng nghiệp trong “Lockheed Martin” Mỹ.

Xin giới thiệu bài viết của chuyên gia quân sự Nga Vladimir Tuchlov giới thiệu một số kiểu radar mới trang bị cho Lục quân Nga. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” và một số báo khác ngày 9/4/2019.

Radar Nga thay may bay tang hinh My xa tren 200 km
Xergey Malgavko/ТАSS

Một nguồn thạo tin từ BQP Nga mới cho Hãng thông tấn Interfax biết: “Các đơn vị Bộ đội phòng không của Lục quân Nga sắp được trang bị radar chế độ trực chiến mới 1L125 “Niobyii-SV” (1Л125 “Ниобий-СВ “,) – các radar mới này sẽ dần thay thế những radar hiện đang có trong trang bị”.

Nguồn cung cấp tin của Interfax này còn cho biết thêm: “Đã có kế hoạch thay thể toàn bộ các trạm radar chế độ trực chiến hiện đang có trong trang bị của Bộ đội phòng không lục quân. Radar “ Niobyi” có thể phát hiện tất cả các kiểu mục tiêu, kể cả các mục tiêu kích thước nhỏ và mục tiêu tàng hình ở cự ly lớn”.

Theo những thông tin mới nhất, đã có 6 trạm được bàn giao cho Lục quân Nga. Cụ thể, danh sách “đăng ký hộ khẩu thường trú” của các trạm này như sau: Học viện quân sự Bộ đội phòng không mang tên Nguyên soái A.M.Vasilevsk (tỉnh Smolensk) và các đơn vị tại các thành phố Orenburg, Krasnaia Rechka (tỉnh Khabarovsk), Rybinsk-18 (tỉnh Yaroslav), Novocherkassk (tỉnh Rostov), Gagarinsk (tỉnh Sverdlovsk).

Radar “Niobiy-SV” – đấy là công trình của Viện nghiên cứu kỹ thuật vô tuyến Nizhny Novgorod (NNIIRT),- viện nghiên cứu trực thuộc Tập đoàn “Almaz-Antey” khét tiếng. Radar “Niobii-SV” thuộc lớp radar trực chiến thường xuyên có chức năng phát hiện, bám tuyến bay và xác định “quốc tịch” của tất cả các loại vật thể trên không, cụ thể:

máy bay, trong đó có các máy bay chế tạo theo công nghệ tàng hình, máy bay lên thẳng, tên lửa có cánh và tên lửa đạn đạo, máy bay không người lái cỡ nhỏ. Thông tin về các tình huống trên khu vực không phận được phân công phụ trách sẽ được truyền đến các sở chỉ huy phòng không, cũng như trực tiếp đến các tổ hợp tên lửa phòng không.

Tuy nhiên, “Niobiy-SV” không phải là một radar hoàn toàn mới. Vào giữa những năm 80, NNIIRT đã thiết kế chế tạo thành công radar trực chiến “Nhebo” (“Bầu trời”),- một bước tiến rất đáng kể trong lĩnh vực phát triển radar tầm trung và tầm xa. Sau 10 năm, Viện tiếp tục hoàn thiện phiên bản hiện đại hóa mang tên”Nhebo-U”.

Và sau này, các công trình sư Nizhny Novgorod (tức NNIIRT) tiếp tục phát triển theo hướng này, chế tạo tiếp các trạm “Nhebo- SV”, “Nhebo-SVU”. Và đến năm 2013, trạm “Niobiy-SV” xuất hiện. Vâng, vào thời điểm hiện tại, trạm radar “Niobiy-SV” được xá cđịnh là kiểu radar hoạt đuộng hiệu quả nhất trong dòng radar này.

Radar làm việc ở dải sóng mét,vì thế nên có thể phân biệt một cách hoàn hảo và ở cự ly rất xa các máy bay “tàng hình”- cả máy bay ném bom B-2 Spirit, cả máy bay tiêm kích F-22 Raptor và cả F-35 Lightning II.

Các chuyên gia khẳng định rằng đối với radar dải sóng mét thì các mục tiêu là máy bay “tàng hình” cũng không khác gì lắm so với với máy bay thế hệ thứ ba hoặc thứ tư thông thường, có cùng kích thước như vậy (máy bay tàng hình).

Radar được tranhg bị ăng ten mạng pha.

Radar “Niobi-SV” có các tính năng sau.

Cự ly phát hiện mục tiêu ở các độ cao bay: 500 m – (là) 53 km, 10.000 m – 230 km, 27.000 – 320 km.

Bám đồng thời đến 300 mục tiêu.

Thời gian triển khai của trạm – 15 phút.

Trạm cơ động , bố trí trên khung gầm xe bánh lốp KAMAZ.

Radar “Niobi-SV” được chế tạo tại nhà máy chế tạo máy Nizhny Novgorod mang tên 70 năm Chiến thắng, – đây là một nhà máy mới được xây dựng trong thời gian gần đây để chuyên sản xuất các hệ thống tên lửa phòng không S-400 và S-500.

Các trạm radar “Nhebo ” và “Niobiy” – đây không phải là dòng radar duy nhất có trong trang bị của Bộ đội phòng không lục quân Nga. Còn có các trạm radar khác cũng đã bắt đầu được sản xuất hàng loạt cách đây không lâu. Tất nhiên, những radar này có những đặc thù riêng. Và, thành thử, có những tính năng khác biệt (so với dòng “Nhebo” và “Niobiy”-ND).

Vào cuối thập kỷ trước, Lục quân Nga bắt đầu được trang bị các radar cũng do chính Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật vô tuyến Nizhniy Novgorod này thiết kế – đó là các radar ba tọa độ cơ động 59N6-E “Protivnhik-GE”.

Radar này làm việc trên dải sóng decimet và vì thế nên có các tính năng phát hiện các mục tiêu tàng hình tương tự như (“Nioniy”), nhưng cókhả năng xác định tọa độ mục tiêu chính xác hơn. Độ chính xác này không chỉ đủ để cung cấp dữ liệu cho các sở chỉ huy, mà còn để chỉ mục tiêu cho các máy bay tiêm kích của Bộ đội phòng không và các tên lửa của tổ hợp tên lửa phòng không.

Radar Nga thay may bay tang hinh My xa tren 200 km

Khả năng xác định tọa độ mục tiêu với độ chính xác rất cao của radar 59N6-E “Protivnhik-GE” được đảm bảo nhờ radar làm việc ở dải sóng decimet, ăng ten mạng pha kỹ thuật số và tín hiệu thu được từ ăng ten được xử lý bằng bộ xử lý mạnh sử dụng các thuật toán hiệu quả cao.

“Protivnhik-GE” có thể phát hiện các mục tiêu có diện tích phản xạ radar hiệu dụng nhỏ hơn 0,1m2. (như với tên lửa có cánh và trên thực tế đó cũng là diện tích phản xạ radar hiệu dụng của các máy bay tàng hinh) ở cự ly 200 km, các mục tiêu códiện tích phản xạ radar hiệu dụng 1,5m2 (máy bay tiêm kích diện tích phản xạ radar nhỏ) ở khoảng cách tới 340 km.

Trạm radar này có khả năng chống nhiễu rất tốt.

Cự ly phát hiện mục tiêu ở các độ cao bay: 100 m – (là) 40 km, 1.000 m – 100 km, 5.000 m – 240 km, 12 km – 340 km.

Theo dõi (bám) đồng thời 150 mục tiêu.

Thời gian triển khai trạm là 40 phút.

Và, cuối cùng, gần 10 năm nay Lục quân Nga cũng đang khai thác một thiết kế khác cũng của NNIIIRT- radar ba tọa độ di động dải sóng decimet 1L122 “Harmon’ (1Л122 “Гармонь “.)

Radar 1L122 “Harmon’ có nhiệm vụ đánh giá tình huống trên không trong khu vực hoạt động của các đơn vị cấp chiến thuật.

Nó phát hiện máy bay, máy bay lên thẳng và UAV, xác định tọa độ của chúng và truyền thông tin nhận được tới các tổ hợp của hệ thống chỉ huy phòng không tự động hóa. Radar 1L122 “Harmon’ cũng có thể được sử dụng để chỉ mục tiêu khi dẫn đường cho các loại đạn có điều khiển.

Radar Nga thay may bay tang hinh My xa tren 200 km

Phiên bản mang vác (ba container chứa, 30 kg mỗi container) có thể được lắp đặt một cách bí mật ngay cạnh các trận địa của đối phương. Do tín hiệu phát ra từ ăng-ten có công suất nhỏ, nên các phương tiện kỹ thuật của đối phương rất khó phát hiện nó.

Thời gian triển khai trạm – 5 phút. Một ăng ten kích thước 120 × 80 cm được lắp trên một giá ba chân. Nối khối điện tử và bộ nguồn nuôi cấp điện 800 W. Căn cứ vào tín hiệu GLONASS để xác định vị trí của radar, và sau đó “Harmony” đã sẵn sàng làm việc. Các dữ liệu được hiển thị trên màn hình của sỹ quan điều khiển, cũng như được truyền qua các kênh vô tuyến đến sở chỉ huy.

“Harmony” “xách tay”, tuy trọng lượng được giảm tối thiểu để có thể mang vác, nhưng lại có những tính năng khá nổi bật. Cự ly phát hiện mục tiêu – tới 40 km, độ cao tối đa phát hiện mục tiêu- tới 10 km.

Phiên bản radar cơ động được lắp trên khung gầm xe vận tải bọc thép lội nước bánh xích MT-LBU. Nhờ có kích thước ăng-ten lớn hơn và mức tiêu thụ điện năng lớn hơn, cự ly và độ cao phát hiện mục tiêu được nhân đôi (so với “Harmony” xách tay) – lần lượt là 80 km và 20 km.

Từ tất cả những gì đã nói ở trên, rõ ràng là để thực hiện nhiệm vụ phòng không và phòng chống tên lửa, chúng ta (Nga) không chỉ huy động các tổ hợp tên lửa phòng không cụ thể có “thị lực” (radar ) riêng (trong thành phần của tổ hợp).

Còn có một mạng thống nhất những phương tiện phát hiện các mối đe dọa trên không, – mạng (radar) này “đón tiếp” các phương tiện bay của đối phương từ rất xa, đồng thời chuyển các thông tin về chúng (các phương tiện bay của đối phương) cho các tiểu đoàn tên lửa.

Chính vì vậy, các xạ thủ phòng không có đủ thời gian chuẩn bị để “đón tiếp chu đáo” kẻ thù. Có nghĩa là, lấy ví dụ, nếu cự ly phát hiện mục tiêu, của tổ hợp tên lửa- pháo phòng không “Pantsir-S1” là 40 km, thì điều đó hoàn toàn không có nghĩa là khẩu đội của tổ hợp không hề hay biết chuyện gì đang xảy ra ở khoảng cách xa hơn (40Km).

Và rằng sẽ có trường hợp khi mà một tên lửa hay một máy bay bay thấp nào đấy của kẻ thù đột ngột như từ cõi hư vô bay tới.

Hai năm trước đây, Nga đã hoàn thành nhiệm vụ phủ được (nói cho chính xác hơn – khôi phục được) một trưởng radar liên tục. Tham gia “phủ đầy” trường radar này không chỉ có các “quái vật “ radar như đài radar “Voronezh” với cự ly quan sát đến 4.000 km, mà còn là các đài radar cấp chiến thuật và chiến dịch- chiến thuật.

Hoài Nam

Bài mới
Đọc nhiều