+
Aa
-
like
comment

Quy hoạch ĐBSCL: Cần nhất sự đồng thuận

26/11/2020 07:26

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng cần có sự thống nhất, đồng bộ và đồng thuận từ trung ương đến địa phương trong quy hoạch phát triển ĐBSCL.

“Điểm quan trọng nhất của dự thảo Quy hoạch ĐBSCL này chính là sự đồng thuận từ trung ương đến địa phương. Trong đó cần sự đồng thuận cơ bản của 13 tỉnh ĐBSCL về định hướng phát triển mà dự thảo kế thừa từ các văn bản của Đảng, Chính phủ”. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM trước thềm hội nghị về quy hoạch ĐBSCL, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương  nhận định như trên.

Quy hoạch ĐBSCL: Cần nhất sự đồng thuận - ảnh 1
Bộ KH&ĐT sẽ tiếp tục lấy ý kiến các lãnh đạo địa phương, chuyên gia để hoàn chỉnh dự án Quy hoạch ĐBSCL. Ảnh: QT

ĐBSCL đang gặp nhiều thách thức

. Phóng viên: Như vậy, tính chất của hội nghị Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (tổ chức vào sáng nay, 26-11, tại Cần Thơ) là gì, thưa thứ trưởng?

+ Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Hội nghị này chắc chắn gắn với những nội dung cơ bản của dự thảo quy hoạch. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hình dung ra được hướng đi cũng như chiến lược phát triển ĐBSCL trong thời gian tới.

Sau hội nghị tham vấn ngày 20-11, hôm nay chúng tôi tiếp tục tổ chức một hội nghị cấp cao. Mục đích để lãnh đạo các địa phương, các chuyên gia bày tỏ quan điểm, góp ý cho dự thảo. Từ đó bảo đảm được tính thống nhất, đồng bộ và đạt được sự đồng thuận, quyết tâm chính trị cao trong quy hoạch phát triển ĐBSCL.

. Dù có quy hoạch gì đi nữa thì rõ ràng lịch sử từ trước tới nay cho thấy ĐBSCL có vai trò quan trọng với cả nước, nhất là lúc bắt đầu đổi mới.

+ Thì hiện tại cũng vậy, nhất là khi COVID-19 xảy đến. ĐBSCL có vai trò lớn, nông nghiệp mạnh và nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng, ổn định cho Việt Nam trong bối cảnh COVID-19 gây ra những tác động tiêu cực.

Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra tốc độ tăng trưởng của ĐBSCL gần đây chựng lại so với các vùng khác. Điều đáng lưu ý là tỉ lệ đóng góp của nông nghiệp vào GDP cần phải có thời gian, trong khi đó yêu cầu đặt ra đối với ĐBSCL thì phải trở thành một vùng động lực phát triển cho cả nước.

. Quy hoạch và đặt ra vấn đề đưa ĐBSCL thành một vùng động lực phát triển cho cả nước có phải là quá muộn? Bởi bối cảnh hiện nay có vẻ đang phát sinh nhiều yếu tố không thuận lợi?

+ Các chuyên gia đánh giá và dự thảo quy hoạch cũng chỉ ra ĐBSCL đang gặp nhiều thách thức.

Thứ nhất là thách thức về nước, bởi đây vốn là yếu tố quan trọng bậc nhất. Kế hoạch khai thác, sử dụng nước của các quốc gia đầu nguồn đang làm thay đổi quy luật của nước đối với ĐBSCL. Xưa kia bà con ĐBSCL đều tính được thời điểm lũ về, lũ rút và có kế hoạch mưu sinh. Giờ quy luật ấy đã biến đổi thất thường.

Hệ lụy là khi nước sông thấp đi thì nước biển tràn vào tạo ra xâm nhập mặn, đất canh tác bị phá hủy. Trong khi đó, ĐBSCL phụ thuộc nhiều vào phù sa mỗi khi lũ về. Đến nay, phù sa do lũ về đã thiếu hụt. Điều đó khiến cho tài nguyên nước ngày càng cạn kiệt.

Có thể thấy một nghịch lý: ĐBSCL là vùng cuối nguồn, lẽ ra phải nhiều nước thì lại đang… thiếu nước.

Không tách bạch địa phương

. 13 tỉnh ĐBSCL thể hiện ý kiến của mình như thế nào đối với dự thảo quy hoạch quan trọng này, thưa thứ trưởng?

+ Tinh thần chung là các tỉnh đồng tình giải quyết các vấn đề trong liên kết vùng, không tách bạch địa phương nọ, địa phương kia, không còn mạnh ai nấy chạy. Bởi thật ra nếu không như vậy thì động lực phát triển sẽ bị phân tán, nguồn lực phát triển cũng bị chia sẻ, không tạo ra được động lực đủ lớn thúc đẩy cả vùng.

Tuy vậy, cũng không hẳn là 100% các vấn đề đều đạt được sự đồng thuận, bởi các giải pháp để tạo ra động lực phát triển không hẳn lúc nào cũng làm mọi người hài lòng.

Chẳng hạn vấn đề xử lý rác. Theo quy hoạch vùng thì cần phải có một khu xử lý tập trung. Vấn đề là khu xử lý rác sẽ đặt ở tỉnh nào. Liệu lãnh đạo một địa phương có thuyết phục được HĐND và nhân dân đặt một nhà máy rác rất to ở địa phương mình không. Vì thế cũng có ý kiến cho rằng: Thôi, rác của tỉnh nào thì tỉnh ấy lo.

Vẫn còn nhiều vấn đề cần sự đồng thuận hơn.

Biến thách thức thành cơ hội phát triển

. Đó là các điều kiện tự nhiên, còn các yếu tố xã hội như nhân lực chẳng hạn?

+ Về nguồn nhân lực thì ĐBSCL đang có dân số trẻ, đang trong thời kỳ dân số vàng. Tuy vậy, thực trạng di cư từ ĐBSCL đến các vùng khác như TP.HCM, Đông Nam bộ là thách thức mà vùng này phải đối mặt. Đáng nói là lực lượng di cư lại là lao động có chất lượng.

Các chuyên gia cũng đánh giá việc di cư này có cả nguyên nhân nội vùng. Tuy nhiên, quan trọng nhất là nguyên nhân ngoại lai, tức là sức hút từ các khu vực khác. Bởi vậy, ĐBSCL muốn giữ được nhân lực chất lượng cao thì đòi hỏi các yếu tố làm nên sức hút. Động lực phát triển của vùng cũng phải không thua kém các khu vực khác.

. Vậy dự thảo Quy hoạch ĐBSCL lần này định hướng thế nào?

+ Trong dự thảo quy hoạch, Bộ KH&ĐT thể hiện một quan điểm khá mới mẻ. Dự thảo không chỉ nêu bật các khó khăn, thách thức mà còn làm rõ các lợi thế, tiềm năng của ĐBSCL và xác định cần phải biến các thách thức thành cơ hội phát triển. Quan điểm xuyên suốt vẫn là phải phát triển tập trung và đầu tư hạ tầng đồng bộ, coi đó là giải pháp cơ bản để tạo ra liên kết, phát triển toàn vùng.

Định hướng này cũng phù hợp với yêu cầu của Chính phủ khi đặt vấn đề ĐBSCL phải thành một vùng phát triển hài hòa công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đô thị, con người…

Chẳng hạn, chuyển đổi một vùng từ “ngọt” sang “lợ” hay “mặn” như cách phân vùng trong quy hoạch thì cũng phải tính đến thói quen, tập quán của người dân. Mục đích là tạo ra sinh kế cho người dân sau chuyển đổi.

. ĐBSCL còn có thể phân thành ba vùng là “ngọt, lợ, mặn”. Vậy định hướng sản xuất cho các vùng sẽ như thế nào?

+ Những địa phương thuộc vùng mặn sẽ tập trung canh tác thủy sản, nước lợ thì hỗn hợp, còn vùng ngọt sẽ tập trung trồng lúa.

Dĩ nhiên không chỉ có nông nghiệp, mà theo yêu cầu thì phải là nông nghiệp chất lượng cao thì công nghiệp, dịch vụ… cũng là vấn đề. ĐBSCL hiện nay công nghiệp vẫn còn quy mô nhỏ, dịch vụ còn yếu. Bởi vậy, dự thảo quy hoạch cũng đề xuất các địa phương định hướng phát triển gia tăng công nghiệp và dịch vụ.

Chúng tôi kỳ vọng quy hoạch ĐBSCL sẽ là một quy hoạch mẫu, đạt được các mục tiêu và trở thành kinh nghiệm tốt cho việc xây dựng quy hoạch các vùng còn lại trên cả nước.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT TRẦN QUỐC PHƯƠNG

Phát triển hạ tầng là vấn đề then chốt

. Vừa rồi ở Quốc hội, hạ tầng cho ĐBSCL, nhất là hạ tầng giao thông được đề cập nhiều. Vậy hạ tầng giao thông trong dự thảo quy hoạch nếu được triển khai có đáp ứng cơ bản nhu cầu của vùng không?

+ Đây là một trong những vấn đề then chốt để giải quyết bài toán liên kết và lưu thông hàng hóa. Phải hình thành được các tuyến giao thông cho toàn vùng.

Dự thảo quy hoạch đề cập đến ba tuyến dọc, hai tuyến ngang, song song đó là các tuyến kết nối khác. Bộ GTVT cũng đã có dự kiến về tiến độ xây dựng các tuyến giao thông này và đến năm 2040 thì hoàn thành toàn bộ.

Giao thông thủy nội địa của vùng cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, điểm nghẽn trong giao thông thủy hiện còn khá nhiều do lưu không các cầu qua kênh, sông còn thấp… Dự thảo quy hoạch vì thế cũng gợi mở một số hướng để không chỉ đáp ứng cho ghe thuyền di chuyển được mà còn cho các phương tiện giao thông thủy khác lớn hơn.

. Vậy rõ ràng là hạ tầng giao thông ở ĐBSCL không chỉ nóng ở Quốc hội, mà còn ngay trong dự thảo quy hoạch?

+ Nếu nói về điểm nóng hạ tầng giao thông thì hiện đang có một số điểm nóng. Một là việc xây dựng cảng Trần Đề. Có ý kiến lại cho rằng nên làm cảng ở cửa Định An, có ý kiến nói nên làm ở Cà Mau…

  Họ đã nói

Tại hội thảo tham vấn về “Định hướng phát triển vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Bộ KH&ĐT tổ chức tại TP Cần Thơ (ngày 20-11), nhiều lãnh đạo UBND các tỉnh ĐBSCL đã có ý kiến đóng góp chi tiết cho dự thảo Quy hoạch ĐBSCL.

Tuyến đường ven biển còn “hơi mờ”

Quy hoạch ĐBSCL là quy hoạch chung nên không phải những gì của địa phương nào cũng đưa hết vào. Đây là quy hoạch lớn của vùng thì cái gì chung nhất sẽ phù hợp nhất cho định hướng phát triển.

Ngoài ra, tuyến đường ven biển để tạo hành lang kinh tế ven biển cho các tỉnh trong khu vực “hơi mờ” trong quy hoạch chung. Theo tôi, đây không chỉ là tuyến đường giao thông mà là trục hành lang kinh tế, mang lại một định dạng mới, một không gian phát triển mới kết hợp với kinh tế biển.

Do vậy, trong phân kỳ 10 năm (2021-2030) thì với năm năm đầu tiên nên đề cập tuyến này với mức độ là hoàn chỉnh quy hoạch…

—–

Ông NGUYỄN TRÚC SƠN, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre: Cần phải có cơ chế, chính sách đặc thù

Theo tôi, đầu tư của Nhà nước thời gian qua cho vùng ĐBSCL còn hạn chế so với các vùng khác, trong đó hạ tầng giao thông là rõ nhất. Cạnh đó, ĐBSCL cũng còn thiếu cơ chế cần thiết, phù hợp với đặc thù của vùng để thu hút các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước.

Dự thảo Quy hoạch ĐBSCL có giải pháp về chính sách, cơ chế, nguồn lực đầu tư nhưng còn chung chung. Chúng tôi mong muốn vùng ĐBSCL cần có cơ chế, chính sách đặc thù. Bởi vì vùng này trong những năm qua tăng trưởng kinh tế chậm lại, hay nói khác đi là đang tụt hậu so với các vùng khác.

—–

Ông LÊ VĂN SỬ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau: Đưa cảng Trần Đề vào đầu tư giai đoạn 2021-2030

Liên quan đến quy hoạch cảng nước sâu Trần Đề (Sóc Trăng), tư vấn trình bày là chưa có nhu cầu để đưa vào giai đoạn 2021-2030 vì đánh giá về hiệu quả và suất đầu tư.

Tôi xin phân tích: Về mặt hiệu quả, ĐBSCL chiếm 54% sản lượng lúa cả nước, 70% sản lượng thủy hải sản cả nước, cây ăn quả thì 60% cả nước. Nói như thế để thấy lượng hàng hóa của khu vực ĐBSCL là rất lớn.

Cụ thể hơn, xuất khẩu nông sản của ĐBSCL những năm qua khoảng 10 triệu tấn/năm, nhu cầu nhập khẩu khoảng 25 triệu tấn/năm, nhập khẩu trung chuyển qua Campuchia khoảng 4 triệu tấn/năm.

Về mặt vị trí của cảng, qua khảo sát của Bộ GTVT và quy hoạch chuyên ngành thì cảng Trần Đề có điểm cao nhất so với các vị trí khác về lợi thế, quy mô.

Về vốn đầu tư thì cho đầu tư xã hội hóa. Vừa qua, một số nhà đầu tư từ Singapore, Đức, Hà Lan đã qua khảo sát và họ chỉ chờ có quy hoạch để đầu tư.

Chúng tôi tính toán với nhu cầu hàng hóa như thế, tính đến năm 2017 chứ không phải năm 2020, nếu quy mô cảng biển cỡ này thì đầu tư ít nhất cũng phải mất 5-10 năm mới hoàn thành để đưa vào vận hành được. Như vậy phải tính về mặt chiến lược lâu dài, tới thời điểm đó với lượng hàng hóa như thế thì việc đầu tư cảng là cần thiết.

—–

Ông LÂM HOÀNG NGHIỆP, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng: Đề xuất làm sớm cao tốc đoạn Cần Thơ – Long Xuyên

An Giang đề xuất nghiên cứu thêm về cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông còn thiếu và yếu, chất lượng đường bộ kém, không đồng bộ hệ thống đường cao tốc…

Quốc lộ 91 qua An Giang có lưu lượng xe rất lớn, ùn tắc thường xuyên và cũng thường xuyên sạt lở. Đây là tuyến độc đạo về quân sự. Trong khi đó, nhiều cơ quan cũng muốn có thêm đường cao tốc. Nếu làm đồng thời hết dự án thì sợ khó về nguồn lực. Do vậy, chúng tôi đề nghị nghiên cứu làm sớm cao tốc đoạn Cần Thơ – Long Xuyên và lên tới Châu Đốc nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và an ninh, quốc phòng.

Ông LÊ VĂN PHƯỚC, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

NHẪN NAM ghi

Sóc Trăng thì muốn xây dựng cảng Trần Đề thành cảng nước sâu quốc tế, cách bờ khoảng 15 km. Tuy nhiên, đây là một cảng… khó xây dựng, mà thực tế thì ĐBSCL cần có một cảng nước sâu quốc tế để tiết kiệm chi phí logistics là điều không phải bàn cãi.

Hay đối với đề xuất xây dựng đường ven biển ĐBSCL, rõ ràng là đề xuất này rất ý nghĩa đối với vùng. Tuy vậy, còn nhiều ý kiến khác nhau vì vùng ven biển ĐBSCL nền đất yếu, có nhiều cửa sông lớn. Nếu làm đường ven biển thì chi phí trị nền và xây cầu là rất lớn.

. Xin cám ơn thứ trưởng..•

CHÂN LUẬN/PL

Bài mới
Đọc nhiều