+
Aa
-
like
comment

Quảng Ngãi giúp dân chạy lũ trong đêm

07/11/2020 07:29

Cựu Tổng thống Barack Obama từng cảnh báo người kế nhiệm Donald Trump rằng Triều Tiên sẽ trở thành vấn đề nhiều áp lực nhất. Bốn năm sau đó, Tổng thống Joe Biden lại không hề tỏ ra sốt sắng ngay cả khi Triều Tiên có động thái thử tên lửa liên tiếp. Đến thời điểm hiện tại, quan hệ cả 2 dường như đi vào “ngõ cụt” chỉ trong vòng 20 ngày đầu của tháng 7/2023.

Binh sĩ Hàn Quốc đứng gác tại JSA trong Khu phi quân sự ở Paju, Hàn Quốc. (Ảnh: Reuters)

Những lời răn đe từ phía Triều Tiên hồi giữa tháng 7 vẫn còn chưa nguội, 2 động thái mới nhất liên quan đến Mỹ dường như đã và đang khiến Triều Tiên trở nên “căm phẫn” hơn bao giờ hết.

Mới đây, Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc (UNC) hôm 18/7 cho biết một công dân Mỹ đã vượt qua khu vực biên giới giữa Hàn Quốc và Triều Tiên và đang bị Triều Tiên tạm giữ.

Binh nhì Travis King lẽ ra phải trở về Mỹ trong tuần này nhưng lại bất ngờ vượt biên giới sang Triều Tiên. (Ảnh: Carl Gates)

Theo Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc (UNC) – cơ quan giám sát khu vực phi quân sự giữa Hàn Quốc và Triều Tiên sau hiệp định đình chiến năm 1953 – một công dân Mỹ trong chuyến tham quan khu vực làng biên giới Bàn Môn Điếm đã vượt biên từ Hàn Quốc sang Triều Tiên mà không được phép.

Theo quân đội Mỹ, binh nhì Travis King, 23 tuổi, nhập ngũ năm 2021 với vai trò là lính trinh sát thuộc đơn vị kỵ binh số 1, đóng quân ở bang Texas.

King được triển khai tới Hàn Quốc và vừa trải qua thời gian bị kỷ luật. Hôm 18/7, King được cho là đã trà trộn vào một nhóm khách tham quan Khu An ninh Chung thuộc khu vực phi quân sự (DMZ) ngăn cách Triều Tiên và Hàn Quốc. Trong quá trình di chuyển cùng nhóm khách tham quan khu vực làng Bàn Môn Điếm, King đã tự tách ra và chạy về phía lãnh thổ Triều Tiên.

Người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết chính quyền Tổng thống Biden vẫn đang thu thập thông tin. Trong khi đó, ông Miller nói Bộ Ngoại giao Mỹ đang cố gắng xác định tung tích của King cùng với sự giúp đỡ của Thụy Điển – quốc gia đóng vai trò là kênh ngoại giao của Washington và Bình Nhưỡng.

Một chốt bảo vệ gần biên giới Hàn Quốc – Triều Tiên. (Ảnh: AP)

“Chúng tôi vẫn đang cố gắng thu thập thông tin về nơi ở của binh nhì King. Chính quyền đang và sẽ tiếp tục tích cực làm việc để đảm bảo an toàn cho anh ấy và đưa anh ấy trở về nhà với gia đình”, ông Miller nói.

Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang trên bán đảo Triều Tiên với sự xuất hiện của tàu ngầm tên lửa đạn đạo trang bị hạt nhân của Mỹ hôm 18/7 và vụ phóng thử hai tên lửa đạn đạo của Triều Tiên chỉ một ngày sau đó.

Đại tá quân đội Isaac Taylor, phát ngôn viên của Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, hôm 18/7 cho biết, Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc (UNC) cùng với cơ quan giám sát an ninh khu vực biên giới đang “làm việc với các đối tác KPA” để giải quyết vụ việc này. Ông Taylor cho biết liên lạc đã được thực hiện qua đường dây nóng hàng ngày với Triều Tiên, song không đề cập đến phản hồi của Bình Nhưỡng.

Cùng ngày, điều phối viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ về các vấn đề Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Kurt Campbell thông báo tàu ngầm có khả năng mang vũ khí hạt nhân của Mỹ đang ghé cảng Busan lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ để thể hiện cam kết răn đe mở rộng của Mỹ đối với Hàn Quốc.

Được biết, quân đội Hàn Quốc và Mỹ thời gian gần đây đã mở rộng các cuộc tập trận nhằm phản ứng lại các vụ thử tên lửa đầy khiêu khích của Triều Tiên kể từ năm ngoái.

Trước đó, trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, quan hệ Mỹ-Triều có phần tốt đẹp hơn, khi tổng thống Mỹ đưa ra những đề nghị chưa từng có đối với Chủ tịch Kim Jong-un.

Hình ảnh tàu ngầm hạt nhân Mỹ cập cảng ở Hàn Quốc. (Ảnh: EPA – EFE)

Tuy nhiên, ở thời ông Biden quan hệ hai nước lại ngày càng trở nên gay gắt. Sau khi nhận chức ông Biden đã từ chối tiếp tục các cam kết ngoại giao của ông Trump. Thay vào đó, Tổng thống Joe Biden lại không hề tỏ ra sốt sắng ngay cả khi Triều Tiên có động thái thử tên lửa liên tiếp.

Trong bản đánh giá chính sách vào tháng 4, chính quyền Tổng thống Biden cho biết nước Mỹ sẵn sàng cam kết với Triều Tiên và trở nên linh hoạt. Điều này về này dường như khác biệt so với khái niệm “kiên nhẫn chiến lược” của cựu Tổng thống Obama cũng như sự rầm rộ thời ông Trump.

Không nhiều nhà quan sát tin rằng Chủ tịch Kim Jong-un sẽ chấp nhận đề nghị của Mỹ về việc từ bỏ vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên ông Jacob Stokes tại Trung tâm An ninh Mỹ mới đánh giá chính quyền Tổng thống Biden vẫn có thể đàm phán để kết thúc các vụ thử tên lửa của Triều Tiên.

Nhưng sao hàng loạt những sự kiện diễn ra gần đây, quan hệ giữa hai nước sẽ như thế nào vẫn là câu hỏi còn bõ ngõ.

Huyền Trang

Bài mới
Đọc nhiều