+
Aa
-
like
comment

Quân đội Mỹ từng “lây lan” loại cúm kinh khủng hơn: Cái tên rất đặc biệt!

09/12/2021 11:17

Thế giới đang tìm cách đối phó với dịch Covid-19, tuy nhiên ít ai biết rằng một đại dịch cúm khác trong quá khứ từng giết chết hàng chục triệu người. Thảm họa thế kỷ 20 này lại có phần đóng góp của quân đội Mỹ.

Vì sao đại dịch mang tên ”cúm Tây Ban Nha” ?

Khác với dịch Covid-19 (do virus SARS-CoV-2) gây ra, bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, đại dịch mang tên ”cúm Tây Ban Nha” hoàn toàn không chỉ xuất phát từ Tây Ban Nha.

Mùa xuân năm 1918, báo chí Pháp đồng loạt đưa tin vua Tây Ban Nha nằm liệt giường, người được coi là nạn nhân của trận dịch cúm đang hoành hành tại Tây Ban Nha với 120.000 người nhiễm bệnh chỉ tính riêng tại Madrid và lây lan với tốc độ kinh hoàng.

Chính trong bối cảnh này mà dịch cúm xuất hiện đầu năm 1918 được mọi người gọi là cúm Tây Ban Nha.

Cũng vào thời điểm đó, dịch bệnh bắt đầu hoành hành tại Pháp. Đã có những ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào tháng 4/1918, đặc biệt trong quân đội, thế nhưng báo chí đã không được phép nói bất cứ điều gì. Vì vậy, mọi người tin rằng dịch cúm chỉ có tại Tây Ban Nha, chứ không phải ở những nơi khác.

Các nhà khoa học ghi nhận virus gây cúm Tây Ban Nha – vốn phố biến ở nhiều vùng trên thế giới – có biến chủng ở Mỹ, vào khoảng tháng 4/1918, trở nên nguy hiểm hơn gấp bội. Biến chủng xuất phát từ Boston vào khoảng tháng 9/1918, tràn ra thế giới, theo chân nhiều đơn vị quân đội Mỹ.

Theo các nhà khoa học, dịch bắt đầu bùng lên từ một căn cứ quân sự của lực lượng viễn chinh Mỹ. Những trường hợp mắc cúm lạ lần đầu tiên được ghi nhận là vào ngày 4/3/1918.

Trong vòng hai tuần, 1.100 binh sĩ đã được đưa vào bệnh viện, cùng hàng nghìn người khác nhiễm trong doanh trại. Những người lính bị nhiễm bệnh đã mang bệnh cúm từ Funston đến các trại khác của Quân đội ở Mỹ dẫn đến 24 trong số 36 trại tập trung lính lớn nhất bùng phát dịch khiến hàng chục ngàn người bị bệnh, trước khi mang bệnh ra nước ngoài.

Tuy nhiên, đợt thứ hai nguy hiểm, lan rộng và gây chết người nhiều hơn là vào tháng 8/1918 khiến cho khoảng 40% lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ mắc ”cúm Tây Ban Nha”, trong đó có 4000 quân nhân thiệt mạng do trải qua điều kiện khắc nghiệt tại chiến trường cũng như quá trình chuyển quân đường dài.

Khác với những biến thể cúm khác, cúm Tây Ban Nha có tỉ lệ tử vong rất cao, vượt quá 20% dân số thậm chí lên đến 80% và đặc biệt không bỏ qua lứa tuổi từ 25 đến 35, vốn là các binh sĩ đang chiến đấu có sức đề kháng cao hơn.

Bài học từ cúm Tây Ban Nha

Theo nhà sử học Pierre-Cyrille Hautcoeur, nếu như thông tin về tỉ lệ chết cao khác thường này được công chúng rộng rãi biết đến, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến các chiến dịch quân sự cuối trong thời gian Thế chiến I, đặc biệt là chỉ trong hai tháng cuối của cuộc chiến, đã có khoảng 400.000 thường dân Pháp và 100.000 binh sĩ quân đội phe Đồng Minh thiệt mạng do dịch.

Việc che giấu thông tin cũng được coi là nguyên nhân khiến dịch bệnh lan từ châu Âu ra những nơi khác trên thế giới. Tại Ấn Độ và Trung Quốc, người ta ước tính có khoảng 6 triệu người chết và không có con số thống kê về các nạn nhân tại châu Phi.

Mặc dù một số tài liệu cho rằng đại dịch bắt nguồn từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới, nhưng các nghiên cứu khác đã chỉ ra nguồn gốc cũng như sự phát tán khủng khiếp của dịch bắt đầu từ Mỹ cũng như quân đội viễn chinh của họ.

Dù nó bắt đầu từ đâu, đại dịch chỉ kéo dài 15 tháng này là đợt bùng phát dịch bệnh chết nhiều nhất trong lịch sử loài người, khiến 50 triệu đến 100 triệu người trên toàn thế giới thiệt mạng, thậm chí được cho là còn cao hơn số lượng người chết bởi hai cuộc chiến tranh thế giới.

Đại dịch cúm Tây Ban Nha đã giết nhiều người hơn bất kỳ một dịch bệnh nào khác trên thế giới mà con người biết đến. Trong một năm, số lượng người chết vì dịch cúm này bằng với người qua đời vì bệnh AIDS trong 40 năm, nhiều hơn so với bệnh dịch hạch đã giết chết trong cả một thế kỷ.

Tuy nhiên, cũng từ đại dịch cúm Tây Ban Nha mà giới chính trị quốc tế hiểu rằng cần phải tìm cách ngăn chặn các thảm họa sẽ xảy ra trong tương lai, qua đó lập ra Cơ Quan Y Tế của Hội Quốc Liên, tiền thân của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) (lập ra năm 1921), với chức năng chính là kiểm soát dịch bệnh, thông tin về dịch bệnh, điều phối sự hợp tác quốc tế, điều vốn hoàn toàn thiếu vắng trước đó.

Khai Tâm

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều