+
Aa
-
like
comment

Quân đội Armenia còn ‘chiêu bài’ gì khiến Azerbaijan nơm nớp lo sợ?

05/10/2020 20:43

Thua kém nhiều mặt so với Azerbaijan nhưng Quân đội Armenia vẫn còn ‘niềm tự hào cuối cùng’ là lực lượng tên lửa đạn đạo mà trong đó ‘ngôi sao sáng nhất’ là các hệ thống Scud-B hay OTR-21 Tochka-U.

Với tư tưởng dựa hơi Quân đội Nga, Quân đội Armenia không được hiện đại hóa suốt nhiều năm qua, dẫn tới việc thua kém nhiều mặt (về lực lượng thiết giáp, pháo binh) so với Azerbaijan. Dẫu vậy, kho vũ khí của quốc gia này vẫn có những điểm sáng, những vũ khí tấn công tầm siêu xa nguy hiểm khiến Azerbaijan e sợ.

 

Đó chính là lực lượng tên lửa đạn đạo – vũ khí mạnh nhất Quân đội Armenia. Theo một số nguồn tin, hiện Quân đội Armenia có trong biên chế ít nhất 4 bệ phóng tên lửa đạn đạo Scud-B và số lượng đạn không xác định. Tuy số lượng ít, nhưng chỉ cần vài quả vài các thành phố đông dân, hay vào căn cứ chiến lược cũng khiến kẻ địch nao núng tinh thần. Ảnh: Xe phóng tự hành Scud-B trong duyệt binh Armenia.

 

Scud-B là định danh của NATO dành cho đạn tên lửa R-17 do Liên Xô sản xuất. Dù NATO luôn gọi chung là Scud, nhưng với người Nga, R-17 (Scud-B) nằm trong cả một tổ hợp được định danh là 9K72 Elbrus – gồm nhiều thành phần (xe phóng tự hành, xe chỉ huy, xe tiếp đạn, bảo dưỡng, hậu cần…). Ảnh: Xe phóng tự hành 9P117 Uragan của tổ hợp 9K72 Elbrus mang theo đạn tên lửa R-17 (còn có tên gọi khác 8K14 hoặc NATO gọi là Scud-B).

 

Đạn tên lửa R-17 nặng 5,8 tấn, dài 11,2m, đường kính thân 0,88m. Nó mang theo đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng gần 1 tấn có khả năng tạo ra hố rộng 12m, sâu 4m khi va chạm với mặt đất. Ngoài ra, có thể triển khai đầu đạn chứa chất độc hóa học VX, đầu đạn mẹ – con phá đường băng, chống tăng…

 

Tên lửa đạn đạo Scud hay R-17 đạt tầm bắn 300km, đủ sức vươn tới nhiều thành phố của Azerbaijan.

 

Ngoài Scud-B, Quân đội Armenia còn có trong tay ít nhất 8 bệ phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật – chiến dịch OTR-21 Tochka-U. Loại này phía Azerbaijan cũng sở hữu nhưng số lượng rất ít ỏi.

 

So với Scud-B, Tochka-U có độ chính xác cực cao dù sức tàn phá và tầm bắn thì kém hơn một chút. Với hệ thống dẫn đường hiện đại, bán kính lệch mục tiêu của Tochka-U chỉ rơi vào mức ít hơn 90m.

 

Tên lửa nặng 1,8 tấn, dài 6,4m, mang đầu đạn thuốc nổ thông thường nặng nửa tấn, tầm bắn đạt khoảng 120km với tốc độ bay 1,8km/s.

 

Tochka-U có thể được dùng để tấn công chính xác các mục tiêu chiến thuật như trạm chỉ huy, cầu đường, kho bảo quản, công sự trú ẩn của bộ binh, sân bay….

 

Ngoài tên lửa đạn đạo, Armenia cũng sắm sửa một chút các loại pháo phản lực “lai” tên lửa đạn đạo từ Trung Quốc. Tuy không nổi tiếng như TOS-1A hay EXTRA, nhưng những vũ khí này cũng có thể gây nguy hại lớn tới Azerbaijan. Theo các nguồn tin, Armenia đã mua số lượng nhỏ bệ phóng pháo phản lực phóng loạt AR1A cỡ 300mm do Trung Quốc sản xuất dựa theo mẫu Smerch của Nga.

 

Bệ phóng AR1A lắp 2 pod ống phóng (mỗi pod 5 ống) cỡ 300mm, mang theo các loại đạn rocket hạng nặng cỡ 300mm đạt tầm bắn khoảng 130km (ngang ngửa tên lửa đạn đạo chiến thuật), lắp đầu đạn nặng 200kg.

 

Hay loại pháo phản lực phóng loạt WM-80 và WM-120, Armenia đã mua 4-8 bệ phóng trong năm 1994. Trong đó loại WM-80 mang được 4 ống phóng cỡ 273mm, mang đạn rocket nặng 484kg, lắp đầu đạn 134kg, đạt tầm bắn 23-40km.

 

Còn loại WM-120 tăng gấp đôi số ống phóng cỡ 273mm, đạn rocket cải tiến tăng tầm lên 120km, sử dụng hệ dẫn đường INS/GPS đem lại bán kính lệch mục tiêu khoảng 50m.

 

Trong ảnh đạn rocket WM-120 rời bệ phóng.

Anh Tú/KT

Bài mới
Đọc nhiều