+
Aa
-
like
comment

Quả là “một đòn trừng phạt kinh hoàng” của châu Âu vào Việt Nam

Thế Khoa - 14/02/2020 10:22

Cần nói trước, tiêu đề bài viết này vỡi những kẻ luôn nhăm nhăm mong muốn “Việt Nam bị trừng phạt thật sự sẽ cảm thấy thất vọng. Bởi sau sự việc bạo loạn của cha con trùm khủng bố Lê Đình Kình cùng đồng bọn tại Đồng Tâm, đã không ít kẻ kêu gào, gửi bao nhiêu là đơn thư, kiến nghị tới tấp tới các tổ chức châu Âu hòng mong EU không ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) với Việt Nam. Chúng hả hê khẳng định chắc nịch rằng “Việt Nam sẽ hứng chịu sự trừng phạt nghiêm khắc và nặng nề”. Lời tiên tri này đã trở thành sự thật khi Việt Nam vừa phải hứng chịu một màn trừng phạt kinh hoàng từ EU. “Với tỷ lệ 401 phiếu ủng hộ, Nghị viện châu Âu đã chính thức phê chuẩn EVFTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu”.

Lễ ký EVFTA vào ngày 30/6/2019.

Có thể nói, đây là câu trả lời và minh chứng rõ ràng nhất cho những tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế, cùng các nhà “dân chủ”, trí thức”, “yêu nước”. Việc Nghị viện châu Âu thông qua EVFTA với Việt Nam như một cú tát trời giáng vào những kẻ đang muốn làm nhiễu nhương công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Việc ký kết một hiệp định đâu phải nói muốn ký thì ký muốn phá hủy là phá hủy được như các tổ chức rêu rao. Kết cục thì “chó cứ sủa và đoàn người cứ đi”, các “nhà trí thức”, “yêu nước” gào thét nhưng EU vẫn không thèm đếm xỉa tới bởi tiền tươi thóc thật vẫn hơn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Antonio Tajani.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và có tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ổn định, với lực lượng lao động trẻ dồi dào… Có thể nói việc ký thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu là một quyết định sáng suốt của họ trên tinh thần “win-win”. Như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói “Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVIPA) sẽ như “tuyến đường cao tốc” quy mô lớn, hiện đại nối gần hơn nữa EU và Việt Nam”. Ngay khi EVFTA có hiệu lực, hàng hóa Việt Nam vào EU sẽ được giảm 70% thuế và 30% còn lại sẽ được xóa trong vòng 7 năm. Hàng hóa từ EU vào Việt Nam sẽ được xóa 65% và sẽ xóa nốt 35% trong 10 năm tới. Với việc EVFTA được thông qua những kỳ vọng lợi ích từ thị trường 508 triệu dân đã gần hơn rất nhiều. Nhất là trong bối cảnh dịch Covid – 19 đang hoành hành, hiệp định này đã tạo ra làn gió mới tươi mới, xua đi những thông tin u ám do dịch bệnh này gây ra. Với EVFTA, những mặt hàng như da giày, dệt may, thủy sản… sẽ có thêm thị trường tiêu thụ. Thị trường Liên minh châu Âu như một “vịnh tránh bão” với doanh nghiệp Việt vì giúp mở ra cánh cửa ổn định hơn. Những nông sản đang phải chờ đợi để được xuất sang Trung Quốc sẽ có thêm cơ hội để thoát cảnh “giải cứu” mỗi lần thị trường Trung Quốc “hắt hơi”.

10 năm cho một hiệp định với nhiều “khúc cua”, những nhà đàm phán của Việt Nam đã lèo lái để vượt qua, rồi đến đích. Tuy nhiên, vẫn còn đó những ngổn ngang, bề bộn mà chúng ta cần phải làm sao để đối tác dễ chia sẻ và đồng cảm làm ăn cùng nhau. Việc ký được EVFTA đã là khó, nhưng thực hiện và phát huy cho được lợi thế của hiệp định lại càng khó hơn. Từ giờ tới lúc Quốc hội Việt Nam thông qua EVFTA, còn 5 tháng nữa, một khối lượng công việc khổng lồ đang chờ đợi các cơ quan ban ngành để thực thi hiệp định. Những chuyến xe đưa hàng Việt đến EU có thực hiện được hay không hoàn toàn do cách chúng ta tiếp cận với hiệp định này. Chính vì vậy, chúng ta cần bắt đầu ngay từ việc làm cho cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ về EVFTA. Và một việc nữa cần nghiêm túc đó đưa ra chế tài nghiêm minh với những việc làm sai trái, cản trở đến sự phát triển của đất nước.

Điều đặc biệt hơn, trong năm 2020, Việt Nam đang chứng minh uy tín, vị thế của mình thông qua việc trở thành thành viên không thường trực của Đại Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc và đồng thời là Chủ tịch ASEAN thì việc bỏ phiếu thông qua hai hiệp định EVFTA giúp Việt Nam phát huy mạnh mẽ hơn nữa vị thế của mình trên trường quốc tế. Như lời của ông Jan Zahradil – Phó Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế khi đề cập đến việc “Việt Nam đã phát triển thành một cường quốc địa chính trị. Đây là một sự thật mà đến bây giờ, thế giới phương Tây bắt đầu phải nhìn nhận về năng lực của quốc gia nhỏ bé hình chữ S”. Xin hỏi các nhà dân chủ, nhân quyền suốt ngày gào thét, ngăn cản EVFTA được thông qua có thấy “cay” không? Còn người dân Việt Nam giờ đang bận việc chuẩn bị nội lực để bước vào “sân chơi” lớn rồi!

Thế Khoa

Bài mới
Đọc nhiều