+
Aa
-
like
comment

Piie: Một nhãn dán lỗi thời được gán vào Việt Nam

Bảo Trâm - 23/12/2020 18:41

Ngày 22/12, trang Piie (Peterson Institue for International Economics) đã có bài viết có tiêu đề “Designating Vietnam as a currency manipulator: Mnuchin’s sound and fury”, với nội dung chỉ trích hành động dán nhãn “thao túng tiền tệ” của Bộ Tài chính Mỹ dành cho Việt Nam.

Piie được biết đến là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận, phi đảng phái độc lập nhằm tăng cường sự thịnh vượng và phúc lợi con người trong nền kinh tế toàn cầu thông qua phân tích chuyên gia và các giải pháp chính sách thực tế.

Vừa qua, Bộ Tài chính Mỹ đã dán nhãn Mỹ và Thụy Sĩ “thao túng tiền tệ” khiến cả thế giới vô cùng bàng hoàng. Được biết, việc Việt Nam được xác định “thao túng tiền tệ” vì vi phạm đạo luật Cạnh tranh và thương mại quốc tế Omnibus năm 1988.

 

Tuy nhiên, theo đánh giá của Piie thì “sẽ không có bất cứ sự trừng phạt nào” dành cho Việt Nam vì nhãn dán này của Mỹ vì Bộ Tài chính Mỹ vừa cam kết “bắt đầu tăng cường cam kết song phương với Việt Nam”.

Được biết, Đạo luật Cạnh tranh và Thương mại Omnibus hơn 30 năm trước của Mỹ được đánh giá là vô cùng lỗi thời, nhiều khiếm khuyết mà không còn hợp với tình hình kinh tế thế giới đã trải qua nhiều thay đổi. Theo đó, để bị dán nhãn thao túng tiền tệ, các quốc gia ít nhất phải vi phạm ba tiêu chí: Có thặng dư thương mại song phương hơn 20 tỷ đôla với Hoa Kỳ; can thiệp ngoại hối vượt quá 2% tổng sản phẩm quốc nội; thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu vượt quá 2% GDP.

Đạo luật này là nỗ lực của một Quốc hội nhằm giải quyết lo ngại về thâm hụt thương mại kinh niên của Mỹ và không hề có luật nào chỉ định việc quốc gia vi phạm có bị trừng phạt hay không. Luật yêu cầu Bộ Tài Chính Mỹ phải báo cáo định kỳ cho Quốc hội xác định các quốc gia thao túng tỷ giá hối đoái của họ để đạt được lợi thế không công bằng trong thương mại quốc tế và thúc đẩy xuất khẩu một cách giả tạo và nêu rõ các hành động được thực hiện để khắc phục tình hình.

Theo trang Piie, hành động dán nhãn này của Mỹ là vô cùng rập khuôn và và bản thân khái niệm thao túng tiền tệ là một khái niệm mang tính máy móc, không hề có sự đồng thuận chuyên nghiệp.

Theo các nhà kinh tế học, nổi bật nhất là chuyên gia Fred Bergsten và Joseph Gagnon, đã cố gắng phân biệt một cách phân tích giữa các trường hợp mà các quốc gia tham gia vào một mức độ can thiệp hợp lý trên thị trường tiền tệ (để ổn định tiền tệ hoặc chuyển động tiền tệ suôn sẻ) và những nỗ lực đáng nghi ngờ hơn để duy trì các đồng tiền bị định giá thấp. Các mô hình thống kê được sử dụng để xác định điều gì là hợp lý và điều gì không chính xác.

Theo ông Jason Furman nhận xét, các phân tích gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho thấy không có bất kỳ sự điều chỉnh sai lệch tỷ giá hối đoái nào và giảm thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam trong năm qua. Và ngay cả Gagnon, người xác định mức độ hợp lý mạnh mẽ trong vấn đề thao túng tiền tệ của nước Mỹ cũng tin rằng Bộ Tài chính Mỹ đã sai khi dán nhãn Việt Nam.

 

Cũng theo Piie, để gỡ rối và giải quyết vấn đề thì Mỹ sẽ nhanh chóng có biện pháp gỡ bỏ “nhãn dán” dành cho Việt Nam. Hành động này vừa giúp loại bỏ tình trạng rập khuôn, máy móc và Mỹ đang thực hiện, đồng thời cũng nhằm phát triển mối quan hệ ngoại giao kinh tế – chính trị vô cùng tốt đẹp giữa hai nước.

Bảo Trâm (Lược dịch theo Piie)

Bài mới
Đọc nhiều