+
Aa
-
like
comment

Phương Tây đã tự bắn vào chân mình bằng các trừng phạt như thế nào?

Bảo Trâm - 05/09/2022 09:07

Đã hơn 6 tháng kể từ khi cuộc chiến tranh giữa Nga – Ukraine bắt đầu. Phản ứng đầu tiên của các nước phương Tây là đưa ra một loạt các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga với mục đích là sẽ làm tê liệt nền kinh tế và hệ thống tài chính của Nga. Có thể điều này sẽ xảy ra trong thời gian dài, nhưng hiện tại đồng rúp đang mạnh lên, và các lệnh trừng phạt dường như lại đang gây tổn hại ngược lại cho chính phương Tây.

Từ trái qua: Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Boris Johnson tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ hôm 24/3. Ảnh: AFP.

Thuật ngữ “chiến tranh tiêu hao” lần đầu tiên được sử dụng cách đây hơn nửa thế kỷ cho giai đoạn xung đột Ả Rập-Israel từ năm 1967 đến năm 1970, khi cả hai bên đều cố gắng làm hao mòn đối phương.

Và hiện tại cuộc chiến này cũng đang diễn ra nhưng không phải trên chiến trường mà là trên mặt trận kinh tế ở quy mô mà chúng ta chưa từng thấy trên thế giới kể từ những năm 1940. Mục tiêu của nó là rất rõ ràng: phá hủy nền kinh tế 1,8 nghìn tỷ đô la của Nga.

Tất cả đều thấy rõ, vũ khí của cuộc chiến kinh tế này không phải là đại bác và xe tăng, mà là một kho vũ khí “các lệnh trừng phạt” khổng lồ. Hiệu quả của các biện pháp trừng phạt ảnh hưởng nhiều đến kết quả của cuộc chiến hơn là thành công trên chiến trường.

Hiện tại Nga không thể tiếp cận một nửa trong số 580 tỷ USD dự trữ ngoại hối của mình và hầu hết các ngân hàng của nước này đã bị cắt khỏi hệ thống thanh toán quốc tế (SWIFT).

Mỹ không còn mua dầu thô của Nga và các công ty Nga không thể tiếp cận các sản phẩm công nghệ cao, từ điện thoại di động đến máy bay. Các nhà tài phiệt và các chính trị gia, các nhà quản lý hàng đầu của chính phủ Nga, Duma Quốc gia và giới truyền thông không thể đến các nước phương Tây và tài sản của họ được giữ trong các ngân hàng phương Tây bị đóng băng.

Mục đích của các lệnh trừng phạt được liệt kê gồm hai mặt: một mặt Mỹ và các nước EU muốn tuân thủ mong muốn của công chúng phương Tây, mặt khác ở đây cũng có một mục tiêu chiến lược. Tầm nhìn ngắn hạn, ít nhất là ban đầu, là tạo ra một cuộc khủng hoảng thanh khoản và cán cân thanh toán ở Nga khiến cho việc tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine là không thể, hoặc ít nhất là rất khó khăn, do đó buộc Điện Kremlin phải lùi bước.

Trừng phạt Nga, nhưng châu Âu lại đang là nơi chịu nhiều tổn thương nhất

Về dài hạn, kế hoạch này còn tham vọng hơn đó là phá hủy năng lực sản xuất của nền kinh tế Nga bằng cách cắt đứt khả năng tiếp cận với công nghệ của phương Tây. Nếu điều này xảy ra, khả năng chống lại bất kỳ hình thức xâm lược nào của Nga sẽ chấm dứt.

Nhà Trắng đã phát triển niềm tin rằng các mục tiêu có thể đạt được bằng các phương tiện kinh tế thay vì vũ khí, thông qua việc sở hữu các vị trí tài chính và công nghệ quan trọng, như đã đạt được phần lớn với sự cô lập của Iran và Venezuela chẳng hạn. Hay sự suy yếu của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc, Huawei.

Tuy nhiên, với lệnh cấm vận nhằm phá vỡ Nga, chính sách này đã nâng lên một tầm cao mới khi nó nhắm vào nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới – nhà cung cấp và vận chuyển năng lượng và xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới.

Về lâu dài, trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm, sự cô lập khỏi các thị trường phương Tây sẽ
gây ra thiệt hại to lớn cho Nga. Đến năm 2025, ít nhất 1/5 máy bay dân dụng sẽ không thể cất
cánh do thiếu phụ tùng thay thế. Mạng viễn thông cũng có thể bị sập vì lý do tương tự.

Cho đến nay vẫn chưa thể đưa nền kinh tế Nga xuống mặt đất. Theo dự báo, GDP của Nga sẽ giảm 6% vào năm 2022, nhưng mức giảm 15% được dự đoán hồi tháng 3 vẫn chỉ là một giấc mơ viển vông của người Mỹ, ít nhất là theo dự báo của IMF.

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu ‘lao đao’ vì khí đốt của Nga

Ngoài ra: sau khi trải qua cú sốc ban đầu, hệ thống tài chính Nga đã ổn định trở lại, đồng rúp mạnh hơn bao giờ hết và các thị trường nhập khẩu mới đã mở ra, chủ yếu là ở Trung Quốc trong khi cuộc khủng hoảng năng lượng đe dọa suy thoái kinh tế ở Châu Âu.

Mặc dù thực tế là sức mạnh kinh tế của Nga bị thua kém so với phương Tây, nhưng lá bài của Tổng thống Putin và việc châu Âu tiếp xúc với khí đốt tự nhiên của Nga đơn giản là không thể bị loại khỏi ván bài toàn cầu.

Du vậy, nhưng một vấn đề còn lớn hơn là lệnh cấm vận còn lâu mới được thực hiện liền mạch bởi vì có hơn một trăm quốc gia đã không tham gia. Dubai hiện tại vẫn đông đúc du khách Nga và đã chi hàng tỷ đô la cho bờ biển của Vịnh Ba Tư.

Nền kinh tế thế giới thích ứng tốt với các cú sốc, đặc biệt là khi nhiều nước thậm chí không có ý
định tham gia vào lệnh cấm vận của phương Tây.

Ông Putin: Sự trừng phạt của phương Tây sẽ thất bại, Nga không thể bị cô lập

Và nếu chính sách trừng phạt không có tác dụng chống lại Nga, thì làm sao nó có thể hoạt động trong mối quan hệ với Trung Quốc, một quốc gia còn lớn hơn nhiều so với nền kinh tế Nga?

Vì vậy, kết luận có thể được rút ra: lệnh cấm vận kinh tế, ít nhất là trong ngắn hạn, không đủ để phá vỡ một cường quốc. Thật không may, lực lượng quân sự vẫn chưa thể thay thế nếu phương Tây muốn đạt được kết quả chống lại Tổng thống Putin. Cần phải phát triển một tổ hợp trong đó vũ khí hiện đại đóng một vai trò nào đó cũng như loại trừ vi mạch khỏi thị trường Nga.

Cuộc chiến ở Ukraine đã mở ra một kỷ nguyên mới trong thế kỷ 21, trong đó các yếu tố quân sự,công nghệ và tài chính có liên quan chặt chẽ với nhau, hơn thế nữa, chúng gắn bó với nhau không thể tách rời, tạo thành một thể thống nhất.

Bảo Trâm

Bài mới
Đọc nhiều