+
Aa
-
like
comment

Phượng hoàng lửa xuất hiện trên bầu trời Sài Gòn – chuyện gì sắp xảy ra?

31/07/2020 09:59

Chiều ngày 30/07, trên bầu trời TP. Hồ Chí Minh, Phượng hoàng lửa xuất hiện rực rỡ, kỳ diệu khoảng 2-3 phút rồi tan ra cả bầu trời.

Ráng mây có hình chim phượng hoàng tung cánh

Nếu nhìn góc độ khoa học đây, chỉ là hình ảnh vô tình của đám mây hình thì con chim phượng hoàng được mặt trời chiếu sáng nhưng góc độ phong thủy dịch học thì đây là biểu tượng chim phượng hoàng lửa trong truyền thuyết từ xuất hiện ít nhất 03 lần ở Việt Nam gần đây. Là năm 1955, 1994 và hôm nay.

Trước khi phân tích sâu hơn thì lấy thông số của ngày hôm nay như sau:

1) Hôm nay là ngày Giáp Tuất, tháng Quý Mùi, năm Canh Tý nhằm ngày 10.06 âm lịch là ngày Bạch Hổ Đầu (ngày Hổ Trắng). Hành Sơn Đầu Hỏa (Lửa trên núi).

2) Giờ xuất hiện rơi vào giờ Dậu cũng là giờ Hỏa thuộc cung Ly.

3) Sài Gòn nằm hướng Nam nên cũng là cung Ly.

4) Trong 04 hướng cung trời Đông Tây Nam Bắc thì (Rùa Đen Huyền Vũ nằm hướng Bắc, Phuợng Hoàng Lửa nằm Hướng Nam, Hổ trắng hướng Tây và Rồng Xanh hướng Đông). Xem ra Phượng Hoàng lửa xuất hiện đúng vị trí rồi.

5) Trong Tứ Linh (Long, Lân, Quy, Phượng) mặc dù Phượng hoàng đứng cuối nhưng quyền năng thì lại chỉ đứng sau Rồng. Nếu Long là sự THIẾT LẬP, Lân là sự PHÁT TRIỂN, Quy là sự BỀN VỮNG, thì Phượng là sự TÁI SINH.

6) Chim phượng hoàng là một trong số những nhân tố chính trong vũ trụ học của phương Đông. Theo thần thoại phương Đông, sau khi vị thần Bàn Cổ nổ thoát ra từ “quả trứng” khổng lồ của sự hỗn loạn, bốn linh vật khác đã theo ông tồn tại. Đó là long (rồng), ly (kỳ lân), quy (rùa), và phụng (phượng hoàng). Những sinh vật tuyệt vời này, được gọi là Tứ Linh (bốn vị thần linh), đã hợp sức với (thần) Bàn Cổ để tạo ra thế giới.

Chúng sử dụng thần thông của mình để tạo ra ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa và thổ), tạo ra 5 mùa (xuân, hạ, thu, đông, và cuối hạ) và chia thế giới thành 5 khu (bắc, nam, đông, tây và trung tâm).

Mỗi sinh vật trong Tứ Linh này chịu trách nhiệm đối với một phần năm tạo hóa, trong đó chim phượng hoàng làm chủ lửa (hỏa), mùa hạ và phía nam. Lưu ý là 05 mùa chứ không phải 4 và chính Phượng Hoàng Lửa là sinh vật chia mùa Hạ làm đôi Hạ (đốt cháy) và cuối Hạ (tái sinh).

Trong truyền thống Á Đông, chim phượng được coi là có “cái mỏ của gà mái, cổ của rắn, trán của chim én, lưng của rùa và đuôi của cá”. Là con vật không có thực nhưng chim phượng được coi là hội tụ vẻ đẹp, sức mạnh của một số loài chim và các loài khác để tôn sùng tính chất linh thiêng. Nó “trở thành biểu tượng của tầng trên/bầu trời, của nguồn sinh lực thiêng liêng, hiện thân của thánh nhân/người tài… là biểu hiện cho ước vọng của người Việt trong mối quan hệ với thần linh và với ước vọng cầu phúc”.

Nếu như rồng được xem là đứng đầu trong các loài bò sát, biểu tượng của sự sinh sôi, của phương Đông, của mùa Xuân thì chim phượng được tôn vinh là nữ hoàng của các loài lông vũ, là biểu tượng của mặt trời, lửa, phương Nam, mùa hạ. Chỉ xuất hiện vào thời bình thịnh trị và ẩn mình khi có loạn lạc, do đó chim là biểu tượng cho sự đảm bảo thái bình. Chính vì thế hình ảnh chim phượng ở hoàng cung còn như là sự tán dương thêm vào niềm kiêu hãnh của vị hoàng đế. Ý rằng, thời hoàng kim yên bình nên có chim phượng xuất hiện. Chim phượng thường được thể hiện đứng trên những cuộn sóng biển đầy uy lực siêu nhiên.

Hình ảnh chiều 30/07 có để xem hoàn toàn phù hợp từ thời gian đến địa điểm là một điềm trời tái sinh từ những bĩ cực khó khăn lâu nay. MỌI THỨ SẼ BÌNH YÊN VÀ TIỀN HUNG HẬU KIẾT khi biểu tượng may mắn và tái sinh xuất hiện đúng thời điểm dịch bệnh căng thẳng.

Việt Nam sẽ mạnh mẽ và hồi sinh, chúng ta sẽ đoàn kết chiến thắng chống lại dịch Covid 19 sớm thôi!

Đà Nẵng cố lên, Việt Nam cố lên!

Trần Nguyễn Bảo Nhân/Trạng Tèo

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều