+
Aa
-
like
comment

Phụ huynh và học sinh “mệt phờ” với lịch học trực tuyến kín mít từ sáng đến tối

Trân Phan - 11/10/2021 13:30

Việc học trực tuyến kéo dài ảnh hưởng nhiều đến cả phụ huynh và học sinh vì lịch học quá dày đặc và số lượng bài tập nhiều ngày một tăng, khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Học sinh lẫn phụ huynh đều mệt mỏi với lịch học từ sáng đến tối.

Lịch học kín mít từ sáng đến tối của học sinh kiến phụ huynh ngộp thở

Theo chị Hà Vy cho biết, mỗi ngày con chị sẽ phải ngồi trước máy tính học 5-6 tiết, mỗi tiết kéo dài 40 phút, bé học gần như kín tuần trừ thứ 5. Theo thời khóa biểu trường gửi, đầu năm học, con trai chị Hà Vy phải học 9 môn (cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt). Từ thứ 2 đến thứ 6, bé học online. Thứ 7, giáo viên sẽ gửi link cho học sinh làm bài kiểm tra.

Chị Hà Vy cho rằng lịch học này thực sự quá sức với những đứa trẻ 6 tuổi, nhất là việc các con chưa quen với việc ngồi im 1 chỗ 40 phút, nhìn chăm chăm vào laptop, điện thoại,…Đặc biệt, đối với các bé mới học lớp 1, việc ngồi học online liên tục như thế sẽ cần người lớn bên cạnh nhưng trong khi đó không hẳn gia đình nào cũng sắp xếp được người ngồi cạnh con suốt 4 tiết học mỗi ngày. Việc đó khiến ông bố, bà mẹ khác cũng gặp tình trạng “ngộp thở” sau hơn 1 tháng cùng con “chạy đuổi” với lịch học trực tuyến.

Nhiều lo ngại về chất lượng học tập và sức khỏe của học sinh.

Phụ huynh Trần Văn Lương (Cầu Giấy, Hà Nội), có con gái học lớp 5 cho biết, buổi sáng, thời gian học kéo dài từ 8h đến 10h45. Buổi chiều là buổi học phụ, bắt đầu từ 14h30 và kết thúc lúc 17h. Mặc dù học trực tuyến, các con vẫn học đủ môn, từ Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, đến Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục. Sau mỗi tiết học kéo dài 40 phút, trẻ chỉ có 5 phút nghỉ giải lao. Dẫn đến việc tập trung không cao lơ không để ý vào buổi học. Mong lịch học của các con nhẹ nhàng hơn, để phụ huynh chúng tôi có thể an tâm làm việc, đồng thời hỗ trợ con học tập một cách tốt nhất.

Mong muốn giảm thời lượng học trực tuyến

Vì lịch học của các học sinh quá dày nên nhiều phụ huynh đã ngỏ ý mong muốn có thể giảm thời lượng học cho các con như vậy vừa đảm bảo được chất lượng học vừa có thể giúp các con đỡ áp lực. Bởi vì, các con cũng mới làm quen với môi trường học tập đầy tính kỷ luật nên cũng cần có thời gian đầu để rèn dần chứ không thể áp ngay vào khuôn khổ như thế sẽ khiến các con nhanh chán.

Hơn thế nữa, các phụ huynh của cho rằng, việc cho con nhỏ ngồi liên tục gần 4 tiếng trước máy tính, ipad, điện thoại,… cũng gây ảnh hưởng không tốt cho mắt của các con. Tuy việc học trực tiếp là vô cùng cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, song phụ huynh Thanh Hiền bày tỏ, để việc học online được hiệu quả, đồng thời giảm bớt áp lực cho phụ huynh và học sinh, nhà trường nên xem xét việc giảm giờ học cho các con.

Đã hơn 1 tháng kể từ ngày Hà Nội triển khai dạy học trực tuyến với học sinh các cấp, bên cạnh nỗi lo con trẻ “mệt phờ” vì học từ sáng đến chiều, không ít phụ huynh thấy choáng váng khi thấy số lượng bài tập hàng ngày con phải giải quyết cứ “chất cao như núi” cứ mỗi chiều là một danh sách bài tập gửi vào Zalo, giao cho mấy đứa trẻ. Các con học cả ngày, có hôm đến 5 rưỡi mới kết thúc lớp, đến buổi tối, ăn vội bữa cơm là con lại ngồi vào bàn học để giải quyết bài vở.

Phụ huynh Ngô Minh Nguyệt (Cầu Giấy, Hà Nội) lại bày tỏ sự băn khoăn khi hơn một tháng nay, thay vì giao một lượng nhất định bài tập về nhà để học sinh củng cố kiến thức, thầy cô lại yêu cầu phụ huynh chụp lại vở ghi chép các môn học để giáo viên chấm điểm. Nếu hôm nào phụ huynh bận hoặc quên chụp ảnh, giáo viên sẽ khiển trách trong nhóm. Cô Nguyệt cho biết, cách kiểm tra này còn mang tính hình thức, chưa đánh giá đúng năng lực và khả năng tiếp nhận kiến thức của các con.

Để tránh việc trẻ ngồi trước màn hình máy tính quá lâu, thầy cô nên giao bài tập theo hình thức làm trực tiếp vào vở, hôm sau kiểm tra xác suất trước lớp. Việc này sẽ giúp trẻ nắm được kiến thức đã học, mà phụ huynh cũng bớt “quay cuồng” khi ngày ngày phải cùng con học và làm bài vở trực tuyến.

Trân Phan

Bài mới
Đọc nhiều