+
Aa
-
like
comment

Phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm: Người duy nhất chối tội

08/09/2020 18:25

Trong phiên tòa xét xử vụ án “Giết người và chống người thi hành công vụ” tại Đồng Tâm chiều ngày 7/9 vừa qua, ấn tượng để lại cho dư luận là những cái cúi đầu nhận tội, xin sự khoan hồng của pháp luật. Tuy nhiên, cũng có một trường hợp “cứng đầu” vòng vo.

Các bị cáo trả lời chất vấn trước tòa.

Lê Đình Công, đối tượng cầm đầu, là kẻ hung hăng, côn đồ nhất trong “tổ Đồng Thuận”. Nhưng trước tòa, run rẩy xin lỗi gia đình các nạn nhân. Trước câu hỏi “nhận thức thế nào về hành vi của mình khi gây ra cái chết của ba cảnh sát?”. Bị cáo Công cúi mặt nói rất hối hận nói rằng: “Bị cáo gửi lời xin lỗi đến gia đình của ba cảnh sát hy sinh và xin được tha thứ. Bị cáo đã nhận ra những sai lầm, thành khẩn khai báo trước cơ quan điều tra và trước toà nên xin được hưởng sự khoan hồng của pháp luật”.

Bị cáo Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến khi trả lời thẩm vấn đều thừa nhận có hành vi “Giết người” như cáo buộc của Viện Kiểm sát, cùng mong được hưởng khoan hồng.

Bị cáo Lê Đình Công

Bị cáo Tuyển khai “chỉ làm theo chỉ đạo của ông Lê Đình Kình”, xin được hưởng mức phạt nhẹ nhất để sớm trở về chăm sóc gia đình.

Bị cáo Lê Đình Chức thừa nhận ngồi trên trần nhà hàng xóm, dùng dao phóng lợn chọc xuống dưới khiến ba cảnh sát đang di chuyển qua cửa sổ ngã xuống hố sâu 4m giữa hai nhà. Bị cáo đổ xăng, châm lửa làm ba cảnh sát hy sinh. Chức nói: “Bị cáo biết chọc dao là nguy hiểm và là hành vi trái pháp luật, nhưng lúc đó vì muốn bảo vệ bố là Lê Đình Kình. Mong toà xem xét để bị cáo được hưởng khoan hồng”.

Tuy nhiên, trong 6 người trả lời thẩm vấn chiều ngày 7/9, trong khi các bị cáo khác đều cúi đầu nhận tội thì duy nhất có bị cáo Bùi Viết Hiểu khai loanh quanh nhằm chối tội. Trước tòa, Hiểu nói từng làm chủ nhiệm Hợp tác xã Đồng Tâm giai đoạn 1981-1982, thấy cáo trạng nêu không đúng về nguồn gốc đất ở đồng Sênh, cho rằng một phần đất đồng Sênh là đất của người dân Đồng Tâm. Ông ta cho rằng mình tham gia “tổ Đồng Thuận” theo lời mời của ông Kình từ năm 2013 nhưng không phải chống đối mà với mục đích chống tham nhũng. Tuy nhiên, chủ tọa phiên tòa đã cho chiếu video lời khai của ông Hiểu khi ở cơ quan điều tra ngay tại phiên tòa. Theo đó, bị cáo khai biết rõ nguồn gốc khu đồng Sênh là đất quốc phòng, thừa nhận ý đồ cá nhân khi “biến đất quốc phòng thành đất nông nghiệp” qua đó thừa nhận sai phạm của mình. Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, Bùi Viết Hiểu đã liên tục thay đổi lời khai của mình.

Bị cáo Bùi Viết Hiểu quanh co chối tội.

Đến phần xét hỏi liên quan đến hành vi giết người rạng sáng ngày 9/1, bản chất quanh co chối tội của Hiểu các bộc lộ rõ. Bị cáo 3 lần thay đổi nội dung lời khai liên quan đến các hoạt động của bị cáo ở thời điểm trước khi diễn ra sự việc. Khi Tòa hỏi, tại sao đêm 9/1, bị cáo lại có mặt ở nhà Lê Đình Kình, Bùi Viết Hiểu cho rằng ông ta sang đó nhằm “lo sợ bị xã hội đen bắt cóc nên đã chủ động sang nhà Kinh lánh nhờ”. Khi tòa hỏi, tại sao chủ động sang mà lại có số điện thoại của Lê Đình Công gọi cho Hiểu vào tối 9/1. Lúc đó, Bùi Viết Hiểu lại thay đổi lời khai, nói rằng mình ở nhà ông Kình đã được 3 ngày, từ ngày 6/1.

Trước sự loanh quanh của Bùi Viết Hiểu, Chủ toạ Trương Việt Toàn nói “già phải có đạo của già, là người cao tuổi nhất, bị cáo hãy khai làm sao cho những người trẻ hầu toà ở đây thấy lời của người già là nghe được”. Từ đó, bị cáo cúi đầu im lặng không nói gì.

Dẫu biết là đã quá muộn, nhưng những bị cáo tỏ ra hối hận chí ít còn cho thấy trong mỗi kẻ giết người kia còn một ít nhân tính còn sót lại. Còn kẻ quanh co chối tội thì thật khó để được hưởng sự khoan hồng. Pháp luật nghiêm minh, anh sai đến đâu thì phải trả giá cho sai lầm đến đấy. Chỉ mong những người khác hãy nhìn thấy bài học này mà tỉnh táo, đừng đi vào vết xe đổ của các đối tượng trong vụ Đồng Tâm.

Hạ Trắng (TH)

Bài mới
Đọc nhiều