Phát ngôn dậy sóng về hoa hậu, Tiến sĩ Đoàn Hương đang quá định kiến?
Thời gian qua, dư luận trở nên dậy sóng với phát ngôn gây tranh cãi “hoa hậu là mấy con điên”, “đừng mong thi hoa hậu về lấy tỷ phú” của tiến sĩ Đoàn Hương.
Lời chỉ trích đến đa số những người đang hoạt động nghệ thuật
Trên một số trang mạng, nhiều người đã chia sẻ về Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn Đoàn Hương cho rằng hoa hậu là một nghề và những người đạt được danh hiệu này chỉ có nhan sắc trong chương trình tư vấn hướng nghiệp theo chủ đề “Định hướng tương lai” tại trường Cao đẳng truyền hình.
Theo nội dung buổi nói chuyện của bà đã bị bóc tách, cắt xén làm sai lệch sự thật. Theo bà “Sắc đẹp thì có nhiều cho nên rồi các em sẽ bị thời gian nó đánh. Có lần tôi ngồi cạnh một bà hoa hậu đầu tiên của Việt Nam trong một chương trình mà khi bà ấy thú nhận là hoa hậu đầu tiên, tôi ngất đi, tí tôi chết trên ghế. Đừng mơ thi hoa hậu để lấy tỷ phú“.
Khi một số sinh viên nữ đưa ra câu hỏi về việc có nên tham dự các cuộc thi nhan sắc nhằm tiến thân, tiến sĩ Đoàn Hương chia sẻ rằng hoa hậu chỉ là danh xưng và không phải một dạng nghề nghiệp. Giới trẻ đừng dựa trên nhan sắc sẽ có nhiều nguy hiểm đi kèm hệ lụy, cần phải nỗ lực từ chính trí tuệ của bản thân.
Tiến sĩ Đoàn Hương đang muốn gửi thông điệp về giá trị của con người
Một số người là sinh viên cũ của nữ tiến sĩ lên tiếng: “Nếu ai đã từng xem và biết tới cô Đoàn Hương qua các chương trình như Đa Chiều hay Cafe sáng… những chương trình mang tính xã luận thì không lạ gì với những phát ngôn của cô. Đứng trên góc nhìn của riêng cá nhân mình thì cô Đoàn Hương là người có cá tính mạnh, dám nghĩ, dám nói và dám lên án phê phán một sự việc nào đó.
Tuy vậy đôi khi cô Đoàn Hương hơi áp đặt lăng kính góc nhìn của mình vào khán giả, nhưng mình vẫn thích cách đặt vấn đề và vào chuyện của cô nó khá thoải mái và mở, không khuôn phép và câu nệ chữ nghĩa quá nhiều như những chương trình có khách mời khác…
Một người khác nêu quan điểm: “Tôi không bình luận gì về nội dung đoạn video này, vì cô Đoàn Hương đã trả lời trên một số tờ báo khẳng định nó bị cắt ghép. Mình nghĩ khi đã là khách mời của một chương trình nào đó thì họ cũng đã có chủ đề và kịch bản để cùng trao đổi, tham luận với nhau. Việc cô ấy đưa ra ý kiến của mình trước câu hỏi của chương trình một cách thẳng thắn theo ý kiến cá nhân của cô mà thôi.
Hầu hết những người biết cô cho rằng cô vẫn nhất quán từ xưa đến nay, cực thông minh, khác người, hóm hỉnh, rất ấm áp, yêu thương phụ nữ. Đặc biệt khi cô bảo ai đó là con điên. Thi thoảng cô vẫn gọi mấy đứa sinh viên bọn tôi trong khoa là các con điên này nhưng chẳng đứa nào mếch lòng cả vì biết cô luôn quan tâm hỏi han sâu sắc hoàn cảnh từng đứa”.
Lời nói không sai nhưng người nghe lại hiểu sai
Một đọc giả đã nêu quan điểm”Trên thực tế, có không ít người đẹp chọn các cuộc thi hoa hậu như một cách để đổi đời nhưng vẫn có những hoa hậu, á hậu vừa có sắc vừa có tài và có cống hiến, đóng góp nhiều cho xã hội. Và ngành nghề, lĩnh vực nào trong cuộc sống cũng có người thế này thế kia, ta không nên phán xét chung cả một ngành nghề, lĩnh vực chỉ dựa trên quan điểm cá nhân“,.
“Ngày trước mình đi học cũng có nhiều giáo viên thành kiến thế này nhưng dù họ nói gì thì đó cũng là nằm trong 4 bức tường vài chục m2. Còn bây giờ thời đại internet, một lời nói có thể tới tai cả triệu người và cả triệu cách hiểu, nói sai sẽ chẳng có cơ hội chữa cháy nữa. Hạ thấp người khác không bao giờ khiến mình trở nên tốt đẹp hơn. Với lại mình không thể thích nổi suy nghĩ lấy cô vợ 3 điểm để cơm bưng nước rót, hầu hạ chồng con của cô tiến sĩ này“.
Một số quan điểm trái chiều cho rằng, trong thời đại internet, một lời nói có thể tới tai cả triệu người, triệu cách hiểu. Vì vậy một lời nói sai, nói quá sẽ chẳng có cơ hội chữa cháy.
Trân Phan