Nguồn tiền khổng lồ mà Việt Nam còn đang bỏ lỡ
Sáng nay đọc báo thì vô tình thấy được tin tức “Cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài tăng khoảng 800.000 người trong 5 năm qua, đóng góp lượng kiều hối hơn 71 tỷ USD”. Nhìn lại, xóm tôi có rất nhiều bạn trẻ xuất khẩu lao động nước ngoài, họ có gửi tiền về cho gia đình nhưng chỉ dùng chi tiêu là phần nhiều. Có nhà chỉ cần một người đi xuất khẩu lao động để nuôi cả gia đình. Vậy, lượng kiều hối người Việt gửi về ngày càng nhiều nhưng đã thực sự phát huy hết tác dụng trong việc góp phần phát triển kinh tế – xã hội của nước ta?
Có một sự thật, nhiều năm trở lại đây, lượng người đi xuất khẩu lao động tăng mạnh, lượng kiều hối đổ về ngày một nhiều nhưng đây không phải là lực lượng chủ lực thúc đẩy. Đại bộ phận người lao động Việt Nam khi muốn sang nước ngoài làm việc đều vay mượn của gia đình người thân hoặc vay trước của ngân hàng phí tạm ứng tiền vé bay may, tiền sinh hoạt,… Và mục đích chính kiếm tiền gửi về giúp thay đổi cuộc sống của những người thân trong gia đình và trả nợ số tiền đã vay mượn trước đó. Nói một cách đơn giản là những người lao động này tạm ứng một số tiền lớn để mang đi nước ngoài làm việc rồi lại gửi tiền từ nước ngoài về để trả số nợ đó. Nói chung quy đây vẫn là “một vòng tuần hoàn” của đồng tiền, chứ chưa được đầu tư để sinh lợi nhuận. Hơn nữa, trường hợp gia đình có một người xuất khẩu lao động nuôi những thành viên còn lại là chuyện không hiếm thấy. Khi có nhiều tiền, nhu cầu chi tiêu cũng ngày một nhiều sẽ làm tăng tổng cầu, có thể đã góp phần làm mất cung – cầu hàng hóa, khiến lạm phát dễ xảy ra.
Bên cạnh đó, một lượng lớn ngoại hối được gửi về Việt Nam mỗi năm chính là từ kiều bào đang định cư tại nước ngoài. Nhưng cách thức đầu tư của đại đa số kiều bào vẫn mang tính tự phát cao. Nhà nước cần thực thi các chính sách nhằm định hướng hoặc tạo động lực để kiều hối đầu tư vào khu vực sản xuất và các lĩnh vực con người như giáo dục và sức khỏe cộng đồng… nhằm tận dụng tối đa giá trị của kiều hối và tạo ra hướng phát triển dài hạn cho đất nước. Chẳng hạn, ở một số quốc gia, các chính sách hướng dòng kiều hối vào các chương trình phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hay Quỹ đầu tư tương hỗ (MIF) thuộc Ngân hàng phát triển Châu Mỹ (IADB) đã liên kết với các ngân hàng của Brazil để thành lập các quỹ kiều hối cho các doanh nhân, thu hút các dòng kiều hối đầu tư vào những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Không những mang lại lợi ích kinh tế lớn cho người đầu tư mà còn tận dụng tối đa tính ưu việt của kiều hóa giúp thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội
Mặt khác, Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách tích cực để tạo niềm tin cho kiều bào vì kiều hối là nguồn tiền của dân nên việc quyết định đầu tư vào đâu là quyền của họ. Và hiện tại Nhà nước đã làm rất tốt công việc này, đồng thời tăng tình đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc. Cộng đồng người Việt tại nước ngoài luôn đồng hành cùng nhân dân cả nước trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, phòng chống thiên tai và dịch bệnh. Tiêu biểu là trong đợt lũ lụt miền Trung vừa qua, kiều bào đã gửi về hơn về nước hàng chục tỉ đồng giúp đỡ đồng bào vượt qua khó khăn, nhanh chóng ổn định lại cuộc sống.
Nhiều năm qua, mặc dù các tổ chức như Việt Tân, Tân Đại Việt,.. đã đưa xuyên tạc nhà nước và lôi kéo rất nhiều kiều bào viện trợ để chống phá nhà nước. Thường xuyên đăng tải các thông tin sai lệch về tình hình trong nước và các cấp lãnh đạo, tổ chức khủng bố nhằm lật đổ nhà nước. Mặc dù, vẫn chưa đạt được mục đích nhưng những việc làm này đã tác động mạnh mẽ lên cộng động người Việt Nam tại nước ngoài. Nhờ có sự can thiệp kịp thời của Chính phủ tin tức luôn được cập nhật thường xuyên, chính xác để bà con kiều bào có thể nắm được tình hình trong nước. Đồng thời giúp củng cố lòng tin và ngày càng gắn kết thêm tình cảm giữa người Việt trong và ngoài nước. Bằng chứng là lượng kiều hối đóng góp về nước trong suốt 5 năm qua tăng mạnh và tương lai sẽ còn tăng nhiều hơn nữa. Điều này chứng tỏ tình yêu nước và tấm lòng luôn hướng về tổ quốc của những người con xa xứ.
Kiều hối không chỉ là tiền, quan trọng hơn là thể hiện tấm lòng hướng về đất nước, quê hương, người thân của Việt kiều rất đáng trân trọng. Vì thế, cần phải gìn giữ tốt hơn nữa giá trị tinh thần này đồng thời phát huy tối đa tiềm lực mà kiều hối mang lại. Đã có nhiều quốc gia sử dụng kiều hối thành công như một nguồn vốn “tự có” tăng khả năng tự chủ phát triển kinh tế, giảm dần gánh nặng nợ nước ngoài. Việt Nam được đánh trong top 10 các quốc gia nhận được nhiều kiều hối nhất vì thế việc của chúng ta cần làm là tạo điều kiện để dòng tiền kiều hối được sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế cho Đất nước.
Như Yên
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả