+
Aa
-
like
comment

Phát hiện 13 tấn dâu tây của Trung Quốc giả mạo dâu tây Đà Lạt

Thành Nhân - 23/07/2020 14:54

Lần đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị triển khai luật, nghị quyết được Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội thông qua. Đây được xem là một sự kiện chính trị quan trọng, nêu bật tinh thần cầu thị và nỗ lực đưa luật pháp tiệm cận với đời sống người dân của cơ quan hành pháp tối cao này.

Lần đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sắp tổ chức Hội nghị triển khai luật, nghị quyết

Ngày 05/07/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc làm việc bàn về công tác chuẩn bị tổ chức “Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV”. Đây là hội nghị nằm trong kế hoạch được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 27/06/2023.

Được biết, thời gian dự kiến diễn ra hội nghị theo hình thức trực tuyến này là 1 ngày, thời điểm dự kiến là ngày 21/08/2023. Chủ trì hội nghị là Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phối hợp với Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và thành phố Hải Phòng, nơi đăng cai tổ chức.

Bên cạnh mục đích tập trung tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện pháp luật đến từng bộ, ngành, địa phương, ý nghĩa quan trọng được đề cập ở hội nghị lần này là nhìn nhận, rà soát, đánh giá các vướng mắc, bất cập, chồng chéo, thiếu nhất quán của các luật, nghị quyết vừa được thông qua.

Ai cũng biết, từ khi soạn thảo, lấy ý kiến nhân dân, tổ chức các phiên thảo luận, phản biện… cho đến khi luật, nghị quyết được thông qua, thời gian Quốc hội làm việc với từng bộ luật là không hề ngắn. Tuy vậy, khi đưa vào thực tiễn, nhiều vấn đề phát sinh vẫn nằm ngoài luật, hoặc chưa được luật giải quyết thấu đáo. Tính dự báo yếu, cùng với các kênh phản biện chưa nhanh nhạy đã ảnh hưởng đến chất lượng điều hành của Chính phủ.

Ngoài ra, nhiều năm qua, tồn tại tình trạng một tình huống pháp lý nhưng lại có nhiều quy định, điều khoản có thể được áp dụng. Sự thiếu nhất quán, chồng chéo này thường xảy ra trong các lĩnh vực mà người dân quan tâm nhất, như: đất đai, nhà ở, lương, giá, chế độ đãi ngộ…. Đơn cử như Luật Nhà ở năm 2014, có nhiều điều khoản liên quan đến Luật Đất đai năm 2013, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, Bộ luật Dân sự năm 2015… gây khá nhiều khó khăn cho người dân khi tìm hiểu luật và áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn.

Ngoài mục tiêu hạn chế, xóa dần các bất cập trên, hội nghị lần này còn cho thấy sự nỗ lực đưa luật, nghị quyết vào cuộc sống nhanh nhất có thể.

Dưới góc độ một cơ quan lập pháp, việc Quốc hội ban hành các bộ luật, các nghị quyết đáp ứng được tính thời sự, thời cuộc là rất quan trọng. Nhờ đó, nhiều công việc mà Chính phủ tiến hành có được sự hỗ trợ tối đa về mặt pháp lý, và người dân sẽ không phải đợi quá lâu để được bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình.

Dưới góc độ một cơ quan hành pháp như Chính phủ, nếu có thể dựa vào các bộ luật được soạn thảo chi tiết, tiệm cận với nhu cầu đa dạng của người dân thì sẽ tránh được nhiều điểm nghẽn trong điều hành, tiết kiệm được nhiều tài nguyên quan trọng như: thời gian, công sức, tiền bạc…cho người dân, và cả các viên chức, công chức của bộ máy quản lý.

Có thể nói, dù được nhìn thấy từ khá lâu, nhưng sự bất cập, thiếu nhất quán, đôi khi chồng chéo lên nhau của các bộ luật, các quy định pháp luật vẫn chưa có dịp được đưa ra mổ xẻ một cách công khai, thẳng thắn như lần này?

Lần đầu tiên Quốc hội tổ chức một hội nghị đặc thù, nhưng sau lần đầu tiên này, nhiều khả năng hội nghị về triển khai luật và nghị quyết được Quốc hội thông qua sẽ trở thành một nề nếp quan trọng sau mỗi kỳ họp Quốc hội.

Người dân kỳ vọng “Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV” sẽ là một bước tiến quan trọng thể hiện tinh thần cầu thị, và quyết tâm xây dựng một hệ thống pháp luật minh bạch, hiệu quả, làm nền tảng vững chắc, góp phần đưa đất nước vào giai đoạn phát triển tăng tốc.

Phạm Khoa

Bài mới
Đọc nhiều