+
Aa
-
like
comment

“ Phạt cho tồn tại” – bịt “kẽ hở” trong việc quy trách nhiệm

Phạm Minh Hà - 28/11/2019 17:17

Giải trình tại hội trường hôm nay (27/11) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà khẳng định, từ 01/01/2018 không còn có việc phạt cho tồn tại nữa. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho biết, để thực hiện được, chúng ta phải làm tất cả các khâu thật sự chặt chẽ.

Phạt cho tồn tại” – tiền lệ xấu xí với nhiều bất ổn

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà thừa nhận, các vấn đề bức xúc tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xây dựng thực tế hiện nay được các đại biểu nêu ra hết sức xác đáng, song cần được giải quyết cả bằng việc hoàn thiện thể chế, cùng với việc tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm túc, kịp thời ở các cấp.

hongha1
Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà.

Về việc quản lý trật tự xây dựng, thanh tra và xử lý vi phạm trật tự xây dựng, pháp luật về xây dựng còn chịu sự điều chỉnh của một số luật khác như Luật Thanh tra, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị định của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh xây dựng đất đai… Chính phủ cũng đã có kế hoạch để thực hiện Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội đối với lĩnh vực xây dựng để tập trung khắc phục những hạn chế, tồn tại trong hoạt động xây dựng hiện nay, trong đó có việc hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện pháp luật về xây dựng.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định thí điểm thành lập đội quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện ở một số địa phương để nâng cao hiệu quả quản lý trật tự xây dựng.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, sau khi có tổng kết, đánh giá về việc này thì sẽ có kiến nghị với Quốc hội về điều chỉnh pháp luật có liên quan để mở rộng trong toàn quốc.

Nghị định 139 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/1/2018. Mức phạt tiền tối đa được quy định trong nghị định này lên đến 1 tỷ đồng trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng. Với cá nhân, mức phạt thường bằng 1/2 tổ chức.

Điểm mới của văn bản này là sẽ không cho phép công trình “tồn tại” sau khi nộp phạt vi phạm hành chính như trước kia. Thay vào đó, chủ đầu tư có 60 ngày để điều chỉnh, xin giấy phép xây dựng theo quy định.

Nếu sau 60 ngày, chủ đầu tư xuất trình giấy phép xây dựng phù hợp thì công trình được phép tiếp tục thi công theo giấy phép. Ngược lại, nếu chủ đầu tư không xuất trình được giấy phép thì phải ra quyết định tháo dỡ. Nếu giấy phép không phù hợp thì phải tháo dỡ phần không phù hợp với giấy phép. 

Thảo luận tại hội trường sáng nay (27/11) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, các vụ việc sai phạm xây dựng của 8B Lê Trực, HH Linh Đàm hay mới đây nhất vụ xe container kéo sập cầu đường bộ ở TPHCM mới phát hiện dự án này không có hồ sơ thiết kế, được các đại biểu tiếp tục đưa ra “mổ xẻ”.

Câu chuyện “Phạt cho tồn tại” không biết bắt đầu từ bao giờ, nhưng cái tiền lệ xấu xí ấy đã gây ra không biết bao nhiêu những bất ổn, hệ lụy, gây ra biết bao nhiêu những bất bình đẳng, những bức xúc xã hội. Và cả sự phí phạm tiền bạc nữa. Bởi dẫu là sai thì việc xây lên, rồi phạt, rồi tồn tại, rồi cắt ngọn, đập phá… thì ngẫm ra, đó cũng là tiền bạc, là của cải xã hội.

Còn nhớ tại kỳ họp Quốc hội năm ngoái, ĐBQH Dương Trung Quốc đã chất vấn về “một lộ trình để chấm dứt tình trạng “phạt cho tồn tại”. Bởi theo ông: Trên thực tế quan sát thực trạng này thì tưởng chừng rất nhỏ nhưng lại có tính chất xâm hại rất lớn đến luật pháp, tới sự nghiêm minh của pháp luật và đặc biệt hệ quả của nó sẽ làm hư hỏng bộ máy cán bộ, là nguyên nhân tệ nạn hối lộ, tham nhũng vặt”.

Cần chữa trị gấp bệnh “ phạt cho tổn tại”.

Như chúng ta đều thấy, tất cả các đô thị đều phải trải qua những cuộc cách tân liên tục, không ngừng nghỉ. Trong số đó, phần đông các đô thị gặp thất bại, chỉ có một số ít tìm thấy thành công. Tại Hà Nội, thực trạng ngày càng nhiều các công trình xây dựng phá vỡ quy hoạch chung, vi phạm trật tự xây dựng (TTXD) như: Vượt tầng, xây không phép, sai phép… đã trở thành vấn đề hết sức nhức nhối với người dân, dư luận, cơ quan quản lý Nhà nước.

Thực tế, đã có nhiều công trình lớn vi phạm thay vì bị đập, bị cưỡng chế trả lại hiện trạng ban đầu lại được hợp thức hóa các sai phạm và cho tồn tại. Căn nguyên có lẽ là ở Thông tư số 02/2014/TT-BXD, hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 121 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, do Bộ Xây dựng ban hành ngày 12/2/2014, với nội dung một số công trình xây dựng không phép, sai phép, trong một số trường hợp sẽ vẫn được tồn tại hợp pháp, nếu chủ đầu tư chịu đóng tiền phạt.

Trong lĩnh vực xây dựng thì đổ đống cát, đống gạch trước cửa là có người đến ngay. Nhưng những công trình lớn thì cơ quan quản lý Nhà nước ở đâu, những người có thẩm quyền ở đâu? Thẩm quyền có nhưng trách nhiệm bây giờ như thế nào?”.

Quy hoạch Thủ đô đã bị ‘băm nát’”, đó là phát biểu của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ông Nguyễn Đức Chung trong buổi làm việc với Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội đầu năm 2017. Phát biểu của người đứng đầu bộ máy hành chính của Thủ đô đã chỉ ra đúng “căn bệnh” đang tồn tại mà trước đó, nhiều chuyên gia cho rằng hoàn toàn chính xác và kỳ vọng sẽ được “chữa trị” trong thời gian tới.

Nhìn vào mục tiêu quy hoạch của thành phố đến năm 2030 hay 2050 đều thấy các nhà quản lý quy hoạch, những chuyên gia tư vấn xây dựng đều có ý thức phát triển đô thị Hà Nội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy hoạch thì chính họ lại là những người điều chỉnh quy hoạch “sao cho hợp lý”.

Sau rất nhiều năm, “hợp lý” chưa thấy đâu, chỉ thấy những dự án chậm chạp xây dựng từ năm này qua năm khác. Tiếp đó là các dự án cao tầng, nâng tầng đổ bộ vào đô thị, mật độ xây dựng tăng nhanh… trong khi hạ tầng điện nước, giao thông không theo kịp khiến Hà Nội ngột ngạt hơn.

Mong rằng giữa cam kết của Thủ tướng, cho đến việc Bộ Xây dựng tham mưu nghị định 139, và giờ là khẳng định của Bộ trưởng Phạm Hồng Hà đang cho thấy sự nhất quán của Chính phủ.

Sự nhất quán trong xây dựng kiến tạo. Sự nhất quán trong lời hứa hết sức phục vụ nhân dân. Và sự nhất quán trong phương châm hành động quyết liệt, kỷ cương.

Một chế định không cho phép “phạt cho tồn tại” rõ ràng sẽ tạo ra một bước ngoặt lớn, một bước ngoặt cơ bản, để chấm dứt những sự vụ kiểu 8B Lê Trực, chấm dứt những vụ “cắt ngọn” dằng dai, chấm dứt những khu chung cư làm biến dạng, băm nát quy hoạch chẳng hạn ở Linh Đàm. Và cũng chấm dứt cả những câu chuyện buồn “đoàn thanh tra bị bắt vì nhận hối lộ”.

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều