+
Aa
-
like
comment

Phản đối của Việt Nam và phản đối của Đài Loan

Hải Anh - 06/10/2020 17:55

Gần đây, câu chuyện chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông đang được Việt Tân đưa ra “bàn luận”. Chúng hết mượn câu nói của người này, đến so sánh cách ngoại giao của nước nọ để rêu rao rằng lập trường của Việt Nam là “hèn với giặc”, sẵn sàng chấp nhận cúi đầu làm ‘tôi mọi’ cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam.

Cụ thể, mới đây trên trang facebook của Việt Tân đăng tải bài viết về thái độ của Đài Loan đối với Trung Quốc. Tổng thống Đài Loan khẳng định Đài Loan sẽ không “nhường một tấc lãnh thổ” trong bối cảnh căng thẳng khi Trung Quốc gia tăng điều máy bay quân sự áp sát vùng lãnh thổ này. Từ đó, Việt Tân lái sang chuyện thái độ phản đối Trung Quốc của Việt Nam “Một khi cả nước đều đồng lòng thì “quân giặc” dù sức mạnh đến đâu cũng khó có thể chiến thắng. Ấn độ là một quốc gia điển hình đã làm Trung Quốc phải ngán sợ. Lịch sử Việt Nam cũng đã chứng minh điều đó. Nhưng rất tiếc tinh thần “yêu nước” đến triều đại CSVN thì bị “trù dập” không nương tay.”

Việt Tân lái sang chuyện thái độ phản đối Trung Quốc của Việt Nam

Đài Loan kiên quyết không “nhường một tấc lãnh thổ” còn Việt Nam thì không kiên quyết phải đối sao thưa Việt Tân? Xin thưa, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã nhấn mạnh nhiều lần rằng: “Trước tiên, có thể khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam. Mọi hoạt động tại hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vô giá trị và không có lợi cho hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối”. Lập trường nhất quán và xuyên suốt nêu trên của Việt Nam đã được bày tỏ nhiều lần dưới nhiều hình thức khác nhau, kể cả tại Liên Hiệp Quốc và được nhiều quốc gia tôn trọng, ủng hộ. Không chỉ vậy, trong các phát biểu của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và quân đội, quan điểm này cũng được nêu rõ.

Phải chăng Việt Tân muốn nước ta cầm súng tấn công Trung Quốc mới hả dạ? mới thể hiện sự kiên quyết trong vấn đề bảo vệ chủ quyền đất nước? Hãy hiểu rằng không phải cứ đao to búa lớn là giải quyết được mọi thứ, nhất là với một đất nước nhỏ bé, có tiềm lực hạn chế như nước ta.

Lời tuyên bố của các thế hệ người phát ngôn nghe thì rất là “lời nói gió bay”, nhưng nó vô cùng quan trọng để duy trì được quyền pháp lý của Việt Nam, tham gia giải quyết vấn đề chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong tương lai.

Việt Nam và Trung Quốc đã đi qua chiều dài lịch sử với những thăng trầm về quan hệ bang giao. Người Việt Nam hiểu rõ lắm láng giềng, nhưng Việt Nam khao khát hòa bình, chỉ muốn hoà bình yên ổn. Vì thế mà sẵn sàng bỏ qua những hiềm thù nhưng không vì thế mà mất cảnh giác và lại càng “không vì tình hữu nghị viển vông mà đánh đổi chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng”. Nói rằng Việt Nam có sợ Trung Quốc không? Câu trả lời sẽ là không và Việt Nam cũng đang sẵn sàng một khi ‘không hòa bình’ như là Trung Quốc đang làm để bảo vệ chủ quyền Quốc gia dân tộc.

Còn nhớ trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi đã thể hiện quan điểm ngoại giao của ông cha ta, xem Trung Quốc là một đối tác độc lập, bình đẳng trong quan hệ với Việt Nam về mọi mặt.

“Nước non bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập.

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.”

Có thể nói, đây là chiến lược sáng suốt của Nguyễn Trãi và ông cha ta, dù ra đời đã gần 600 năm. Chủ trương này vẫn còn là kim chỉ nam cho chiến lược ứng xử với Trung Quốc ngày nay, không chỉ trong quan hệ ngoại giao, mà còn cả trong trao đổi văn hóa, thương mại,..

Việc coi Trung Quốc là đối tác bình đẳng còn giúp Việt Nam tận dụng được sức mạnh của hệ thống pháp lý và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Vì một lẽ đơn giản, tất cả các nước đều bình đẳng trước các cam kết và hệ thống pháp lý quốc tế. Và cộng đồng thế giới ủng hộ sự bình đẳng này. Do đó, Việt Nam cần phải nương vào nguyên tắc bình đẳng và sự hỗ trợ này để vươn lên vị trí bình đẳng toàn diện trong quan hệ với Trung Quốc.

Khi chủ quyền lãnh thổ quốc gia đứng trước những thách thức hoặc bị xâm phạm, lòng yêu nước được người dân thể hiện bằng cách dồn tối đa sự quan tâm, thường xuyên dõi theo những thông tin liên quan. Lợi dụng tâm lý này, các đối tượng thù địch đưa ra những thông tin sai sự thật hòng bẻ lái dư luận. Đặc biệt, trong những ngày toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang phấn khởi chào mừng sự thành công của đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, dư luận tiến bộ trong nước và quốc tế không khỏi bức xúc khi trên mạng xã hội xuất hiện những thông tin xuyên tạc vấn đề chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Yêu nước là một chuyện tốt nhưng mù quáng kích động chiến tranh là một tội ác. Khi Tổ quốc cần chắc chắn chúng ta sẽ cầm súng ra trận, nhưng những anh hùng bàn phím, những kẻ chuyên chống phá lúc đấy liệu có mấy người?

Kỳ thực, đối với bất kỳ nước nào, biên giới, lãnh thổ đều rất thiêng liêng, riêng đối với nước ta, việc xác định chuẩn xác, bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia càng có ý nghĩa lớn lao vì nước ta giáp ranh với nhiều nước khác cả trên bộ và trên biển. Việt Nam không mong muốn bất cứ cuộc xung đột nào diễn ra, nhưng nhất quyết bảo vệ chủ quyền trên cơ sở luật pháp quốc tế. Vậy nên đừng hùa theo bất cứ ai mà mà hãy tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước trong việc giải quyết vấn đề về chủ quyền trên biển. Chỉ có người Việt Nam dùng sức lực, trí tuệ của người Việt Nam mới bảo vệ vững chắc chủ quyền dân tộc mà thôi.

Hải Anh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều