Phản bác thông tin sai sự thật về vụ việc ở giáo xứ Vụ Bản
Trên mạng xã hội và nhiều kênh thông tin, các đối tượng chống phá đang ra sức lan truyền thông tin bịa đặt, kích động về sự việc diễn ra tại giáo xứ Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình sáng ngày 20/2/2022. Chính quyền yêu cầu giải tán buổi lễ Công giáo tại đây để phòng chống dịch bệnh, nhưng lại bị xuyên tạc là “sách nhiễu tôn giáo”.
Đại dịch Covid-19 chỉ vừa tạm lắng, Việt Nam bước vào thời kỳ “bình thường mới” để khôi phục các hoạt động sinh hoạt, làm việc thường ngày. “Bình thường mới” là xã hội đang chuyển sang một trạng thái thích ứng an toàn khi “sống chung” với dịch bệnh. Nhiều hoạt động trở lại bình thường nhưng phải chú ý phòng, chống dịch, nâng cao ý thức bản thân chứ không phải mọi hoạt động được trở lại bình thường như khi chưa có dịch bệnh. Trong Nghị quyết số 128 của Chính phủ ban hành ngày 11/10/2021 quy định rõ các biện pháp xử lý phù hợp tùy theo cấp độ dịch ở từng địa phương. Theo quy định này thì với các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự cần hạn chế hoạt động khi địa phương có dịch ở cấp độ 2,3 và ngừng hoạt động hoàn toàn khi dịch ở cấp độ 4.
Được biết, tính cho đến ngày 20/2/2022, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình đang vẫn ở cấp độ dịch cấp 3, là cấp nguy cơ rất cao, tức là vùng màu cam và phải tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch ở cấp độ 3 theo quy định của Chính phủ. Theo đó, nghiêm cấm việc tụ tập đông người và yêu cầu mọi người phải chấp hành nghiêm túc. Việc thực hiện quy định này là để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân. Thế nhưng sáng chủ nhật ngày 20/2/2022, các linh mục ở Giáo xứ Vụ bản vẫn ngang nhiên thách thức các quy định để tổ chức thánh lễ trái pháp luật, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người dân, làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Khi phát hiện sự việc, đại diện cơ quan chức năng đã yêu cầu chức sắc, chức việc xứ Vụ Bản chỉ được tổ chức thánh lễ dưới 30 người và tuân thủ các yêu cầu về phòng chống dịch.
Liên quan đến thông tin này, trang “Tổng Giáo phận Hà Nội” viết rằng, sáng ngày 20/02/2022, TGM Giuse Vũ Văn Thiên đến giáo họ Đồng Tâm, thuộc giáo xứ Vụ Bản ở thị trân Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình… “Cuối Thánh lễ, có hai người xưng là đại diện chính quyền thị trấn Vụ Bản xông lên Cung thánh đòi giải tán Thánh lễ.” Thực chất, Người đàn ông mặc áo mưa vào gặp gỡ các linh mục, chủ tế vào giáo dân để thuyết phục giải tán thánh lễ không thành đó chính là Bí thư đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn Vụ Bản Phạm Hồng Đức. Việc ông Đức xuất hiện có lẽ chỉ là biện pháp cuối cùng để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19 tại địa phương, hơn nữa ông chỉ đi cùng một người nữa vào để làm việc ôn hòa, mềm mỏng. Thế nhưng, có một số đối tượng tung tin cho đài Á châu tự do RFA dùng những ngôn từ hết sức phản cảm, chợ búa, xúc phạm các cán bộ thực thi nhiệm vụ.
Một kênh Youtube khác lấy tên là Giới trẻ công giáo Thái Bình đưa ra video về vụ việc nhưng không dám đăng toàn bộ mà chỉ cắt ghép rồi dùng những lời lẽ chửi rủa Bí thư Phạm Hồng Đức. Đối tượng Bùi Thanh Hiếu (Người buôn gió) gọi đây là vụ việc “gây rối trên cung thánh”. Trước sau như một, lý lẽ duy nhất của những đối tượng này là “Thánh lễ là thời điểm và địa điểm quan trọng nhất, bất khả xâm phạm.”, nhưng chính “Tổng Giáo phận Hà Nội” đã thừa nhận thời điểm chính quyền can thiệp là ‘Cuối Thánh lễ”. Tất cả các thông tin tung ra đều không có một dòng, một chữ nào nhắc đến việc phòng chống dịch Covid-19, hoàn toàn là những luận điệu một chiều mà không hề tìm hiểu nguyên do từ phía chính quyền.
RFA đẩy câu chuyện đi xa hơn khi cho rằng đây là biểu hiện của việc “Bạo lực với Công giáo gia tăng”. Họ còn gán ghép vụ việc này với một số vụ án gần đây liên quan đến Công giáo như vụ linh mục Trần Ngọc Thanh bị một kẻ tâm thần sát hại, hay một vụ án khác đầu năm 2021 ở giáo xứ An Khê, Gia Lai. Đây là những luận điệu hết sức kích động và nguy hiểm, nhằm gây chia rẽ giữa đồng bào Công giáo với cả nước. Cần biết Việt Nam luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia và thực hành tôn giáo, trong đó số tín đồ Công giáo hiện nay là trên 7 triệu người và ngày càng tăng lên. Những vụ việc đơn lẻ xảy ra liên quan đến một số linh mục và tín đồ Công giáo đều được xử lý nhanh chóng, thủ phạm đã bị nghiêm trị.
Sự kích động của RFA thể hiện rõ hơn khi họ tuyên bố vụ việc ở giáo xứ Vụ Bản là “sự xúc phạm không thể có bất cứ lý do nào để biện minh” từ phía chính quyền, rồi từ đó dựng lên một thuyết âm mưu mà họ gọi là “thù địch giữa người công giáo và người cộng sản”. Họ cho rằng người Công giáo bị cấm cản, bị đàn áp thể hiện qua một số vụ việc vi phạm đơn lẻ liên quan đến tôn giáo này bị Nhà nước xử lý. Xin nói thẳng với RFA là nếu đã coi như “thù địch” thì không thể có chuyện Công giáo phát triển rực rỡ với hơn 7% tín đồ trong dân số như hiện tại. Là đồng bào trong một nước thì luôn luôn đoàn kết, không phân biệt đối xử, chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật, chống đối các chính sách của Nhà nước thì cần phải xử lý.
Pháp luật và Nhà nước luôn công bằng, đã có Quy định phòng chống dịch thì mọi người phải tuân thủ, không thể lấy bất kỳ lý do gì dù là hoạt động tôn giáo để chống đối, gây nguy hiểm cho sức khỏe của mọi người và cả cộng đồng. Sai phạm của giáo xứ Vụ Bản trong buổi sinh hoạt ngày 20/2/2021 là không thể biện minh, và biện pháp xử lý của chính quyền là hết sức mềm mỏng khi chỉ có đồng chí Bí thư cùng một người nữa đến kiên trì thuyết phục. Cần phải có biện pháp xử lý những kẻ tung tin bịa đặt với mục đích ác ý, kích động thù hận trong đồng bào Công giáo, nhằm phục vụ cho những mục tiêu mờ ám.
An Diễm