+
Aa
-
like
comment

Phạm Đoan Trang lại “ngáo quyền lực”

Bảo An - 03/03/2020 18:30

Phạm Đoan Trang là cái tên không xa lạ gì trong giới “dân chủ dởm”. Lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, Phạm Đoan Trang đã làm, xuất bản nhiều tài liệu xuyên tạc tình hình tại Việt Nam. Đồng thời, Trang cũng là một trong những “tay viết” được đánh giá là rất lão luyện của giới dân chủ. Trên mạng xã hội facebook, Phạm Đoan Trang cũng tích cực đăng tải các bài viết có nội dung chống phá chính quyền, thể hiện bản chất gian trá, điêu ngoa.

Bà Phạm Đoan Trang

Gần đây, các “nhà dân chủ” tự phong đang lan truyền bài viết liên quan đến việc công an xử lý các đối tượng tung tin sai sự thật lên mạng xã hội của Phạm Đoan Trang. Theo lập luận được đưa ra, các đối tượng cho rằng việc chính quyền (trực tiếp là lực lượng công an) mời “về phường uống nước chè” đối với các đối tượng tung tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid – 19 thời gian vừa qua là việc làm mang tính “bịt miệng”, vi phạm tự do dân chủ, nhân quyền. Thậm chí, các “nhà dân chủ mạng” này còn ngáo ngổ tuyên bố việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng đưa tin giả (fake news) là hành động sai trái, không cần thiết, xâm phạm đến đời tư của mọi người. Đúng là “ngáo quyền lực” đến mức hết thuốc chữa.

Hình ảnh Phạm Đoan Trang đưa ra bài viết “hài hước” về việc xử phạt các đối tượng đưa tin giả

Những lập luận ngược đời!

Với sự phát triển của mạng xã hội, mỗi công dân Việt Nam đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong “thị trường thông tin”. Tuy nhiên, xét về mặt trái, chúng ta phải thừa nhận rằng nhiều kẻ đã lợi dụng mạng xã hội để đưa ra các thông tin sai trái, mang tính giật gân nhằm “câu view”, thu hút sự chú ý của cộng đồng.

Đặc biệt, liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid – 19, rất nhiều đối tượng đã tung tin sai lệch về tình hình dịch bệnh. Một mặt, các đối tượng xuyên tạc tình hình dịch bệnh, tao ra tâm lý hoang mang trong xã hội; mặt khác, các đối tượng đả phá chính quyền, lợi dụng tình hình dịch bệnh để kích động tư tưởng nghi kỵ giữa người dân với chính quyền. Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng (chủ yếu là các Sở Thông tin và truyền thông cùng lực lượng công an) đã tích cực xác minh, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm, qua đó góp phần làm trong sạch môi trường thông tin.

Tuy nhiên, nhiều kẻ “ngáo quyền lực” đang cố tình xuyên tạc bản chất của việc xử lý các đối tượng sai phạm khi đưa tin giả. Các đối tượng này cho rằng việc xử lý các đối tượng đăng tin sai lệch là hành động mang tính “hình sự hoá, hành chính hoá” hoạt động báo chí; trơ cháo hơn, các đối tượng còn đưa ra lập luận việc xử phạt này là “lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật và nỗi sợ hãi của dân chúng để lột tiền của họ”. Cùng với đó, các đối tượng cũng đưa ra thông tin về cái gọi là “lý thuyết miễn trừ trách nhiệm” để đòi hỏi chính quyền không được xử phạt những người tung tin giả, vi phạm pháp luật.

Trước hết, cần nhấn mạnh việc tự do ngôn luận, tự do báo chí là quyền được quy định trong hiến pháp và pháp luật, mỗi công dân đều được hưởng các quyền này. Tuy nhiên, tự do ngôn luận, tự do báo chí không đồng nghĩa với việc thích nói gì thì nói, thích làm gì thì làm, mọi thứ đều phải trong khuôn khổ của pháp luật. Tại Việt Nam, Luật Báo chí, Luật An ninh mạng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đã quy định rất rõ về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người khi thực hiện quyền tự do ngôn luận. Đồng thời, chế tài đối với những hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để tung tin giả, xâm hại đến lợi ích chung của cộng đồng đã được đưa ra. Tất cả các quy định của pháp luật đều được công khai và trước khi có hiệu lực đều được phổ biến rộng rãi để người dân nắm bắt. Chính vì vậy, không có một lý do nào có thể bao biện cho hành vi vi phạm khi đăng tin giả.

Vì “mọi người” hay vì mình!

Trong bài viết của mình, Phạm Đoan Trang luôn đưa ra luận điệu thể hiện rằng bản thân mình đang “chiến đấu vi quyền tự do ngôn luận” cho cộng đồng. Để bảo vệ quan điểm xử phạt những người đưa tin sai sự thật là hành động “không phù hợp”, Trang đưa ra luận cứ “Có ai trong đời làm báo mà không đưa tin hoặc bình luận sai (so với sự thật) ít nhất một lần; vậy nếu cứ viết sai là về đồn nộp phạt thì các nhà báo phải cống cho công an bao nhiêu tiền?” hay “nếu cứ viết sai là đi tù, chắc 100% nhà báo hành nghề ở Việt Nam đều đã hoặc đang ngồi tù”. Thậm chí, nực cười hơn, Phạm Đoan Trang viết “Pháp luật ở tất cả các nước dân chủ đều dựa trên ý thức rằng nhà báo, hay người đưa tin nói chung, không thể bị trừng phạt như tội phạm hình sự vì công việc của mình” v.v…

Báo chí là một nghề cao quý và các nhà báo là những người vô cùng đáng kính. Chức năng, nhiệm vụ của báo chí là đưa tin một cách nhanh chóng, chuẩn xác đến với cộng đồng. Những người làm báo là những người phải luôn luôn tôn trọng sự thật, có ý thức chiến đấu vì lẽ phải. Và hơn hết, với những nhà báo chân chính, không ai cho bản thân cái quyền cẩu thả, hời hợt trong công việc. Bản thân Phạm Đoan Trang trước khi biến chất, đầu quân cho nhóm “dân chủ” từng là một phóng viên, ấy vậy nhưng lại cời cợt, thậm chí coi việc đưa tin không đúng là một điều bình thường thì không khỏi nực cười?

Thực tế, việc Phạm Đoan Trang ra sức bảo vệ những người đưa tin sai như trên chẳng qua cũng chỉ là hành động mang tính “rào trước đón sau”, tự bao biện cho bản thân mình. Vì hơn ai hết, Phạm Đoan Trang là “bà trùm” tin giả. Trong nhiều bài viết của mình, Phạm Đoan Trang đã xuyên tạc tình hình thực tế tại Việt Nam, vu khống Đảng, Nhà nước, xâm hại đến lợi ích của cộng đồng; hoạt động của Phạm Đoan Trang không chỉ vi phạm các quy định của Luật Báo chí, Luật An ninh mạng mà còn có dấu hiệu của tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Chính bản thân Phạm Đoan Trang cũng cần bị xử lý nghiêm khắc.

Bảo An

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều