+
Aa
-
like
comment

Ông Putin khiến cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ trắng tay trong chuyến thăm Belarus?

Ngọc Hoàng - 29/08/2019 21:32

Putin đã đọc vị được chuyến thăm của Bolton tới Minsk, vì vậy không quá quan tâm tới sự kiện chính trị-ngoại giao đặc biệt này….

Ngày 28/8, trả lời báo giới về việc Belarus mời Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton tới thăm nước này, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết đó là chuyện riêng của Minsk trong quan hệ đối ngoại.

Tuy nhiên, theo ông Peskov thì Moscow không tin là Washinghton và Minsk sẽ tạo ra đột phá mới sau chuyến thăm của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, và quan hệ giữa Nga và Belarus sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự kiện này.

Bởi : “Thứ nhất, đây là vấn đề toàn quyền của Belarus. Thứ hai, chúng tôi không nghĩ hiện nay Belarus và Mỹ đang hợp tác mật thiết. Đây không phải là việc tiếp xúc chính thức giữa hai chính quyền, mà chỉ là chuyến thăm cấp chuyên viên”, theo Reuters.

Theo ông Peskov, Moscow coi trọng quan hệ với Minsk, và lưu ý rằng chắc chắn hai nước sẽ phát triển quan hệ hơn nữa trong những dự án như là Liên minh Kinh tế Á-Âu cũng như định dạng Nhà nước liên bang Nga và Belarus.

Ong Putin khien Bolton trang tay trong chuyen tham Belarus?
Bolton không cùng đẳng cấp với Putin

Có thể thấy chính quyền Tổng thống Putin không quá lưu tâm tới chuyến thăm của nhà chính trị có quan điểm chống Nga cực đoan nhất trong chính quyền Tổng thống Trump tới Belarus – đồng minh chiến lược và “dậu liền dậu, sân liền sân” với Nga.

Moscow có chủ quan quá không khi ông Bolton xuất hiện tại Belarus trong bối cảnh đã có một số chuyển động lệch pha giữa Minsk với Moscow, mà đó có thể sẽ được Washington khai để đặt “dây cháy chậm” đến sát biên giới nước Nga?

Giới phân tích cho rằng, không hẳn Nga chủ quan mà thực ra Moscow đã có “thuốc giải độc tố phát ra từ mũi tên của Washington”, và Tổng thống Putin hoàn toàn có thể buộc Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Bolton phải trắng tay rời Belarus. Tại sao vậy?

Thứ nhất, Belarus chưa thể và không thể lệch chuẩn Nga

Theo giới phân tích, Belarus chưa thể và không thể lệch chuẩn Nga, dù chính quyền Minsk có nhiều kế hoạch-hành động tạo ra những chuyển động chính trị đặc biệt tại Belarus, từ kinh tế đến chính trị, từ đối nội đến đối ngoại.

Một là, sức nặng của yếu tố Nga trong đời sống chính trị và đời sống xã hội Belarus

Điều đầu tiên mà Minsk cần phải lưu ý là, dù người Nga chỉ chiếm 11,4% trong tổng dân số Belarus, nhưng lại có tới 72% dân số nước này nói tiếng Nga tại gia đình, trong khi tỷ lệ sử dụng tiếng Belarus chỉ là 11,9%.

Điều đó chứng tỏ mọi chuyển động chính trị-xã hội tại Belarus đều mang nặng “yếu tố Nga”, có sự tác động mạnh mẽ bởi “yếu tố Nga”. Cho nên cả đời sống chính trị và đời sống xã hội tại Belarus dù có thay đổi thì cũng không thể lệch “chuẩn Nga”.

Bên cạnh đó, hậu quả từ EuroMaidan – hiện thực hoá “khát vọng Tây tiến” của chính quyền Kiev rồi biến Ukraine thành bãi chiến trường – là lời cảnh báo cho người dân Belarus về chính sách bài Nga khi chính quyền “hướng Tây”.

Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Lukashenko đã có những cải cách chính trị, nhất là tạo điều kiện để người dân bày tỏ chính kiến, giúp đời sống chính trị Belarus cởi mở hơn, làm giảm cho sự lệch pha giữa đời sống chính trị và đời sống xã hội.

Theo giới phân tích, có thể khẳng định rằng, hiện tại người dân Belarus rất muốn cải cách đất nước, bởi sau hơn 2 thập kỷ Belarus ổn định đã chuyển thành thành trị trệ, song họ hoàn toàn không muốn thay thế chế độ.

Nghĩa là những thay đổi tại Belarus chỉ là những sự hiệu chỉnh, vì thế quan hệ Nga-Belarus không thể lệch chuẩn. Không những vậy, hậu quả từ chính sách “bài Nga” của chính quyền Kiev-Maidan cũng là bài học rất quý cho chính quyền Minsk.

Ong Putin khien Bolton trang tay trong chuyen tham Belarus?
Chính quyền Lukashenko chưa thể bài Nga

Hai là, lợi ích Belarus có được từ Nga quá lớn, không đối tác nào có thể thay thế

Tỷ trọng thương mại với Nga chiếm 51% tổng giá trị thương mại của Belarus, với EU chiếm 27%, còn với Mỹ không đáng kể. Chính quyền Minsk có kế hoạch cơ cấu lại theo tỷ trọng : 1/3 với Nga, 1/3 với EU và 1/3 với phần còn lại của thế giới.

Dù vậy, cho đến nay việc cơ cấu và cân bằng lại cán cân thương mại giữa Belarus với các đối tác vẫn chưa thể xác lập. Điều đó một phần do các mối quan hệ phát triển không theo tính toán của Minsk, một phần do lợi ích từ Nga gần như mặc định.

Bên cạnh đó, chính sách của chính quyền Tổng thống Putin cũng hướng tới đảm bảo lợi ích cho Belarus. Chẳng hạn Nga gia hạn cung cấp 24 triệu tấn dầu/năm và giảm giá khi đốt cho Belarus trong 2 năm 2018 và 2019.

Cứ hình dung Belarus được hưởng giá khí đốt ưu đãi của Nga, dù có tăng, song mới  chỉ bằng khoảng 2/3 giá khí đốt của Ukraine, là có thể nhận thấy lợi ích mà người dân, doanh nghiệp và đất nước Belarus có được từ Nga lớn như thế nào.

Đặc biệt là chính phủ Nga còn dành cho Belarus những gói hỗ trợ tín dụng hàng tỷ USD mà không có những điều kiện triệt buộc như các định chế tài chính do Mỹ-phương Tây cầm trịch đặt ra với Ukraine.

Như vậy, dù kinh tế Nga khó khăn thời cấm vận, song nguồn lợi kinh tế mà Belarus có được từ xứ sở bạch dương vẫn luôn được đảm bảo, mà chưa có một thực thể nào có thể thay thế được.

Rõ ràng, người dân Belarus không dễ chấp nhận cho chính quyền mạo hiểm để rồi phải trả giá. Vì vậy, dù những sóng gió có làm sứt mẻ phần nào quan hệ Belarus với Nga, song điều đó không thể tạo ra sự xoay chiều trong quan hệ giữa đôi bên.

Thứ hai, tác động từ Mỹ-phương Tây chưa đủ để tạo đột biến ở Belarus

Giới phân tích cho rằng, cho đến lúc này Washington và các đồng minh vẫn chưa đủ khả năng tạo đột biến tại Belarus, mà lý do nằm trong ngay mưu đồ và phương cách thực hiện mưu đồ của họ.

Một là, Mỹ-phương Tây hướng tới “anh em cũ của Nga” chỉ duy nhất muốn làm hại Moscow

Điều này xuất phát từ quan điểm cho rằng Nga là thực thể kế thừa Liên Xô thì phải kế thừa cả sự thù địch của Mỹ-phương Tây. Đây được xem là sai lầm chiến lược của Washington và các đồng minh, mà đến nay không thể sửa chữa được.

Trót “phóng lao phải theo lao”, vì vậy Mỹ và các cường quốc phương Tây quyết làm suy yếu Nga, mà kết thân với “những người anh em cũ của Nga”, rồi từ đó biến thành kẻ thù của nước Nga, là nhất cử lưỡng tiện. Đó cũng không là ngoại lệ với Belarus.

Bên cạnh đó là việc Tổng thống Putin khôi phục sức mạnh Nga, nhanh chóng tạo đối trọng với Mỹ-phương Tây, kết thúc thế giới đơn cực xoay quanh trục Mỹ, khiến việc hạ gục Nga-Putin trở thành yêu cầu thường trực với mọi chính quyền ở Washington.

Ong Putin khien Bolton trang tay trong chuyen tham Belarus?
Người chơi cờ đẳng cấp Vladimir Putin

Điều đó thể hiện rõ qua việc Mỹ-NATO phớt lờ Hiệp ước Cơ sở Nga-NATO, liên tục “Đông tiến”, đưa mối nguy hiểm ngày càng tiến sát biên giới nước Nga bằng việc kết nạp hàng loạt cựu thành viên Khối Warsaw và các nước cựu Xô Viết.

Khi nhận thấy việc cắm cờ trên biên giới nước Nga có thể trở thành thảm hoạ thì Mỹ và các đồng minh chọn “dừng lại và suy nghĩ”, rồi thực hiện các nước cờ nhằm biến những anh em cũ “giậu liền giậu, sân liền sân” với Nga thành “vùng đệm chống Nga”.

Từ kích hoạt Cách mạng hoa Hồng ở Gruzia, đến Cách mạng Cam và EuroMaidan ở Ukraine, và gần đây là Cách mạng Nhung ở Armenia. Do vậy, việc Washington tìm cách tạo ra một cuộc cách mạng quyền lực ở Belarus là điều có thể báo trước.

Tuy nhiên, sau các cuộc cách mạng quyền lực, ở các nước cựu Xô Viết được “khai  sáng” bởi phương Tây, mọi sự đổi thay đều không như kỳ vọng của người dân, mà chỉ có lực lượng cầm quyền bài Nga cực đoan hơn mà thôi.

Hai là, Mỹ-phương Tây luôn lấy lợi ích chính trị làm thước đo cho thành công của các nước cờ

Mục đích của Mỹ-phương Tây trong các nước cờ là biến “những anh em cũ của Nga” thành kẻ thù của nước Nga, xem đó là nền tảng cho những chuyển động chính trị theo hướng “Tây tiến”, bởi “những anh em cũ” gần như hết cửa quay lại với Nga.

Lợi ích chính trị luôn không thể lượng hoá, trong khi “những người anh em cũ của Nga” phải đánh đổi nhiều lợi ích kinh tế có được từ Nga, khiến họ luôn “mất nhiều hơn được”. Dù bài Nga cực đoan nhưng họ chỉ nhận được những lợi ích kinh tế ít ỏi.

Điều đó được chứng minh rõ qua việc “những người anh em xa” cho Kiev-Maidan “uống nước lã cầm hơi” để chống Nga, hay gần đây là Mỹ kêu gọi Nga không tuyệt giao với Gruzia, vì Mỹ không thể bù đắp cho Gruzia lợi ích có được từ Nga.

Không những vậy, kiểu hành xử “qua cầu rút ván” luôn là mối nguy cho bất cứ thực thể nào khi không còn đáp ứng lợi ích cho phương Tây. Nghĩa là nếu “bỏ Nga chạy theo phương Tây” thì chẳng khác nào đổi lợi ích thực tế lấy lợi ích mơ hồ.

Rõ ràng, với những gì mà “những người anh em cũ của Nga” nhận lãnh được khi lựa chọn lệch chuẩn Nga vì tác động bởi “gió Tây”, thì việc Belarus gỡ bỏ ảnh hưởng từ nước Nga là không thể xảy ra, như lời Đại sứ Nga tại Belarus Alexander Surikov. Thứ ba, Tổng thống Putin hoàn toàn có thể khiến Mỹ-phương Tây việt vị ngay trong nước đi của mình

Từ khi Tổng thống Putin lên nắm quyền và khôi phục sức mạnh Nga, giữa Nga và Mỹ-phương Tây đã đối trọng nhau trong 5 ván cờ – cả trong không gian hậu Xô Viết và trên thế giới, thì hoặc Nga chiếm ưu thế, hoặc Putin biến ván cờ thành ván cờ tàn.

Đặc biệt là, dù đối thủ chủ động sắp đặt ván cờ hay kích hoạt nước cờ, thì hầu hết bị rơi vào việt vị sau khi Putin thực hiện nước cờ hay cho quân cờ di động. Và kết quả là Nga đạo diễn ván cờ hoặc ván cờ trở thành cờ tàn với Mỹ-phương Tây.

Ong Putin khien Bolton trang tay trong chuyen tham Belarus?
Cuộc chiến Gruzia là khởi phát cho chuổi các thất bại của Mỹ-phương Tây trước Nga-Putin thời hậu Ký ức buồn Kosovo

Khởi phát là cuộc xung đột với Gruzia. Washington và đồng minh hoàn toàn bất ngờ trước sự quyết liệt của Putin, nên kết quả là phải bó tay đứng nhìn Sakaashvili nhai cà vạt và bất lực trước việc Moscow công nhận Abkhazia và Nam Ossetia độc lập.

Tiếp theo là cuộc xung đột ở Ukraine. Mỹ-phương Tây là tác giả kịch bản và là đạo diễn EuroMaidan, nhưng kết quả thì không thể ê chề hơn được nữa. Chỉ lật đổ được Yanukovych, còn Crimea và không thể xác định quy chế cuối cùng cho Donbass.

Với cuộc chiến Syria. Cả Barak Obama và Donald Trump đều việt vị trước Putin trong “nước cờ vũ khí hoá học”. Ngay cả khi làm càn – cho Tomahawk bay vào Syria – Trump cũng không làm thay đổi được thế cờ.

Rồi đến cuộc Cách mạng Nhung tại Armenia. Có thể thấy, việc Mỹ châm ngòi cho cuộc cách mạng, nhưng Nga lại định hướng cho cuộc cách mạng và làm phá sản kế “ve sầu thoát xác” của Washington, được xem là nước cờ tuyệt hảo của Putin.

Gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tại Venezuela. Việc Tổng thống Putin cho nhân viên và kỹ thuật quân sự xuất hiện tại Venezuela đã làm hỏng mọi tính toán của Mỹ và đồng minh cùng các thực thể a dua trong kế hoạch lật đổ chính quyền Maduro.

Đáng nói là trong cả 5 ván cờ thì Washington và đồng minh đều là bên xuất chiêu trước, nhưng “quái kiệt Putin” đã nhanh chóng làm chủ thế cờ, rồi đưa đối phương vào thế bí và phải chấp nhận nhìn Putin đạo diễn ván cờ.

Theo giới phân tích, Putin đã đọc vị được chuyến thăm của Bolton tới Minsk, vì vậy không quá quan tâm tới sự kiện chính trị-ngoại giao đặc biệt này. Và không khó nhận diện là Putin hoàn toàn có thể buộc Bolton rời Belarus với hai bàn tay trắng. Chúng ta cùng chờ xem.

Ngọc Hoàng

Bài mới
Đọc nhiều