+
Aa
-
like
comment

Ông Giáo sư xây dựng đừng cố nói dài, nói dai thành ra nói dại

An Diễm - 26/10/2021 16:11

Đọc bài viết mới của ông Nguyễn Đình Cống, người từng là một giáo sư, tiến sĩ ngành xây dựng, Nhà giáo Nhân dân tại Đại học xây dựng mà thấy ngỡ ngàng. Với cái tiêu đề pha chút hàn lâm “Đặt chỉ tiêu: Lợi ít, hại nhiều” cứ nghĩ ông chỉ nói đến khía cạnh nào đó trong ngành xây dựng với cát đá sỏi, ai ngờ trong giây phút thăng hoa ông “thăng” một hơi sang cả những lĩnh vực vĩ mô khác như nghị quyết, pháp lệnh, rồi GDP, đại hội Đảng, Quốc hội. Ông định đem lý thuyết cát đá sỏi mà bàn luận Nghị quyết Trung ương hay sao?

Ông Giáo sư xây dựng đừng cố nói dài, nói dai thành ra nói dại - ảnh 1
Ông Cống đừng cố nói dài, nói dai mà làm trò cười cho thiên hạ.

Đầu tiên, ông Nguyễn Đình Cống kể về Kế hoạch chiến lược phát triển trường Đại học xây dựng “trong 10 và 15 năm, tầm nhìn đến năm 2030” mà ông cùng vài Giáo sư thực hiện vào năm 2007. Cần nhớ, ông Nguyễn Đình Cống đã nghỉ hưu năm 1999, có nghĩa là năm này ông (và những người khác) có thể chỉ là thực hiện công việc dưới hình thức Tư vấn chứ không phải dưới chức danh lãnh đạo. Bản kế hoạch qua 15 năm đã có nhiều yếu tố lạc hậu, nhiều chỉ tiêu không thực hiện được và theo ông cho biết là Ban giám hiệu hiện tại không còn sử dụng nữa. Tuy đã chỉ ra được những hạn chế như trình độ của người thực hiện bản kế hoạch (là ông và các đồng nghiệp) cũng như tình hình thực tế có nhiều thứ không thể đoán trước, nhưng ông Cống vẫn gọi bản kế hoạch là một “mớ tầm phào”. Với cách gọi này, ông không những phủ nhận công sức của chính cá nhân ông mà còn là tâm huyết của biết bao người khác. Câu chuyện này cũng cho thấy, ông Cống hiểu sai về mục đích từ “Kế hoạch chiến lược”. Kế hoạch không phải là dự đoán tương lai, cũng không hẳn là các chỉ tiêu cứng bắt buộc phải thực hiện, vì đó không phải mục đích của từ “chiến lược”. Kế hoạch chiến lược bao gồm phương hướng, nhiệm vụ, những kỳ vọng, tầm nhìn của thế hệ lãnh đạo hiện tại đối với tổ chức, từ đó tạo nền móng vững cho sự phát triển, mà có thể chưa chắc đã đúng như kỳ vọng.

Ông Giáo sư xây dựng đừng cố nói dài, nói dai thành ra nói dại - ảnh 2
Luận điệu tự bôi nhọ chính mình của ông Nguyễn Đình Cống.

Với cách hiểu lệch lạc như vậy và tư duy của một người từng là giáo sư giỏi về chuyên môn xây dựng, ông Cống đã lái câu chuyện về “kế hoạch” sang hẳn một khía cạnh khác, nhanh đến chóng mặt, đó là câu chuyện về Kế hoạch phát triển của các nước XHCN như Liên Xô và Việt Nam. Ông “không có điều kiện khảo sát tình hình thế giới” nhưng biết là “hình như các chính phủ đó không đặt chỉ tiêu”. Thật tệ là ông không đọc báo đủ nhiều để biết nước Mỹ có các kế hoạch chi tiêu ngân sách hàng năm, kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, kế hoạch chi tiêu quốc phòng… Chỉ cần tìm Google là ra ngay chứ có gì khó đâu. Trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam luôn giao lưu học hỏi kiến thức từ các nước phát triển, trong đó có kiến thức về quản trị kinh tế, chứ không phải một mình một kiểu theo cái cách như ông Cống nói. Không hiểu với chức danh cao nhất là Chủ nhiệm Khoa, trường Đại học Xây dựng Hà Nội, ông Cống đã được tham dự cuộc họp nào ở Đại hội Đảng hay Quốc hội hay chưa mà ông gọi “kế hoạch cùng chỉ tiêu” của các cơ quan đó là “tầm phào”?

Ông cũng “khó hiểu” với “chỉ tiêu đạt bao nhiêu huy chương trong thi đấu thể thao ở khu vực và quốc tế”, “chỉ tiêu thu tiền phạt vi phạm”. Chỉ cần đọc lập luận ở đoạn này thôi là ta nhận ra ngay cái hiểu biết “ấm ớ” của ngài nguyên giáo sư ngành xây dựng. Các vận động viên ngoài giải khu vực ra thì hàng năm họ đều giao lưu thi đấu các giải khác, đương nhiên biết được trình độ của mình ở đâu, mỗi bộ môn căn cứ vào đó để biết liệu trong bộ môn mình có thể phấn đấu được bao nhiêu huy chương, rồi tổng hợp lên. Với tình hình vi phạm thì chỉ cần thống kê ra số lượng vi phạm là bao nhiêu, đã xử lý được bao nhiêu phần trăm và có thể thu được bao nhiêu phần trăm nếu tăng cường xử lý. Một phép tính đơn giản, phải không ông Cống? Và vì đơn giản nhưng ông cũng không hiểu nổi nên xin phép không bàn với ông về chỉ tiêu GDP nữa, cái mà ông bảo là được làm ra “căn cứ vào nghị quyết của ĐH XIII”.

Nói dài, nói dai thành ra nói dại, cũng chả trách vì ông đã vì hưu ở cái tuổi xưa nay hiếm. Người ta nên trách là những kẻ cố tình lợi dụng hiểu biết “ấm ớ” của một giáo sư ngành xây dựng đi giảng GDP để mong bêu rếu người khác, rốt cục lại thành trò cười cho thiên hạ.

An Diễm

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều