Oan sai thì liên quan gì đến chuyện tam quyền phân lập
Kỳ họp quốc hội khoá XIV vừa qua, có nội dung chất vấn và trả lời của các đại biểu gây nhiều chú ý trong dư luận bởi nhiều vấn đề nổi bật trong xã hội. Trong đó, phát biểu của đại biểu Phạm Hồng Phong, là thẩm phán cao cấp, chánh án tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang đã bị các trang “Việt Tân” rêu rao rằng: “Hiện nay rất nhiều thế lực phản động đang chống phá Đảng, Nhà nước, đòi tam quyền phân lập nên phải hết sức cảnh giác”.
Cụ thể, trên trang facebook của “Việt Tân” tập trung bình luận bài phát biểu của đại biểu Phạm Hồng Phong, chúng đã xoáy sâu vào một ý của cả bài phát biểu để chống phá, xuyên tạc đó là “hiện nay rất nhiều thế lực phản động đang chống phá Đảng, Nhà nước, đòi tam quyền phân lập nên phải hết sức cảnh giác”. Bằng những luận điệu của mình, chúng xuyên tạc rằng: Trong bối cảnh ngành Tư pháp Việt Nam bộc lộ rõ nhiều lỗ hổng khi nhiều vụ án cho thấy có dấu hiệu oan sai, trong đó điển hình như Hồ Duy Hải, Lương Hữu Phước, Lê Ngọc Hoàng lái xe…bị dư luận chỉ trích gay gắt. Trong đó, “nguyên nhân chính ai cũng thấy rõ là Việt Nam không có tam quyền phân lập nên mới nhiều oan sai và nhiều ý kiến bày tỏ Việt Nam nên tiến tới phá bỏ mô hình độc tài đảng trị để xây dựng một thiết chế mới”.
Thực tế, án oan sai là vấn đề có thể xảy ra ở bất kỳ nền tư pháp nước nào, không phân biệt chế độ chính trị-xã hội, thể chế quyền lực nhà nước, trình độ phát triển kinh tế, xã hội.
Trước hết, cần khẳng định rằng, những luận điệu của các cá nhân, tổ chức đăng tải trên mạng xã hội của “Việt Tân” là bịa đặt, phân tích làm sai lệch bản chất của bài phát biểu. Ở đây “Việt Tân” đang cố tình cổ xuý rằng Việt Nam không có tam quyền phân lập nên mới nhiều oan sai nhằm mục đích đòi xây dựng tam quyền phân lập.
Thực tế, án oan sai là vấn đề không chỉ của nền tư pháp bất kỳ nước nào, không phân biệt chế độ chính trị xã hội, thể chế quyền lực nhà nước, trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có năng lực, ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động tố tụng của mỗi vụ án cụ thể. Hình thức “tam quyền phân lập” không phải là giải pháp duy nhất, phù hợp để giải quyết vấn đề án oan sai hiệu quả. Do đó không có chuyện, Việt Nam không có tam quyền phân lập nên mới nhiều oan sai.
Trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử ở nước ta, việc để xảy ra một số vụ án oan, sai đã được cơ quan tiến hành tố tụng chỉ ra và các trường hợp đó được đền bù oan, sai theo Nghị quyết 388/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Còn trong vụ án Hồ Duy Hải, Lương Hữu Phước, Lê Ngọc Hoàng lái xe… phán quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao chỉ rõ những sai sót chuyên môn của cơ quan tiến hành tố tụng địa phương, nhưng sai sót đó không làm thay đổi bản chất vụ án. Do đó, không thể suy diễn, thổi phồng vụ án rồi đưa ra yêu cầu “tam quyền phân lập” để chống oan, sai.
“Tam quyền phân lập” có thể phù hợp ở các mức độ khác nhau với một số nước trên thế giới, nhưng không phù hợp với thể chế chính trị nước ta, bởi lẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước theo phương thức nào là phụ thuộc vào thể chế chính trị của mỗi quốc gia. Quyền lực nhà nước Việt Nam được cấu thành từ 3 “chân kiềng” chính gồm: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoạt động dựa trên cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát lẫn nhau. Quyền lực Nhà nước không “phân lập” mà có sự thống nhất toàn diện và sâu sắc. Ba nhóm quyền lực này đều thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể tại khoản 3, điều 2 quy định: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan Nhà nước trong việc lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì cuộc sống của nhân dân”.
“Bản chất của chế độ ta không có tam quyền phân lập” chính vì vậy nên chúng ta mới có Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Cơ quan Quốc hội lập ra hành pháp, tư pháp và giám sát hành pháp và tư pháp. Những luận điệu mà chúng đưa ra thể hiện rõ mục đích chống phá Đảng, chính quyền Nhà nước ta, đòi chia rẽ quyền lực Nhà nước “Mục đích đòi tam quyền phân lập” để dễ bề chống phá chế độ ta. Trong bài bài phát biểu ông Phạm Hồng Phong đã nói rõ quy định của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại điều tai khoản 3, điều 2: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan Nhà nước trong việc lập pháp, hành pháp và tư pháp”.
Nhà nước Việt Nam không cần tới mô hình tam quyền phân lập bởi sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp vì mục tiêu phục vụ Nhân dân đã được bảo đảm và thực hiện tốt. Vì thế mỗi chúng ta cần phải cảnh giác để không mắc mưu của các thế lực thù địch, phản động.
Hải Anh
* Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả