+
Aa
-
like
comment

Nước mắt Tunisia!

23/12/2020 12:13

Tháng 12/2010, tại Tunisia, hình ảnh một người bán hàng rong tên là Mohamed Bouazizi đã tự thiêu trước Tòa thị chính sau khi Chính quyền nơi đây không xem xét giải quyết khiếu nại của mình đã trở thành giọt nước làm tràn ly, đưa tới cuộc cách mạng màu đầu tiên ở Trung Đông. Cuộc biểu tình rộng lớn đã khiến cho Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali – người cầm quyền Tunisia suốt 22 năm qua phải bỏ chạy chỉ sau… 2 tuần. Cơn địa chấn cũng nhanh chóng lan ra các nước bên cạnh, tạo nên làn sóng được mang tên “Mùa xuân Ả-rập”.

Dân chúng biểu tình chống nhà độc tài Zine el-Abidine Ben Ali tại Tunis (Tunisia) ngày 14/01/2011. REUTERS – ZOHRA BENSEMRA

Sự “thành công” mà Mỹ và phương Tây lên tiếng khen ngợi như “bước tiến mới của quá trình Dân Chủ ở Trung Á” của Tunisia đã lan sang các quốc gia láng giềng bên cạnh, đó là Algeria, Jordan, Ai Cập và Yemen. Tổng thống Mubarak, người đã cai trị Ai Cập trong 30 năm qua, nhanh chóng bị lật đổ. Tổng thống Yemen, Ali Abdullah Saleh, sau 32 năm cầm quyền cũng xin từ chức để được miễn tội.

Nhưng… 10 năm sau

Trái đắng của mùa xuân Ả rập ngày càng trở nên rõ rệt và nói không có dấu hiệu dừng lại. Trước khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: Tunisia là đất nước hợp pháp hóa nạo thai, giáo dục đứng thứ 17, và quyền phụ nữ sánh ngang với các nước Châu Âu. Về kinh tế, Tunisia được xếp hạng là nền kinh tế có tính cạnh tranh cao nhất Châu Phi và đứng hàng 40 thế giới theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Sau khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: phụ nữ quay trở lại thế kỷ XV về quyền của bản thân, kinh tế èo uột. Và chính trị lâm vào bế tắc. Thất nghiệp tăng lên hơn 40%, các chính phủ Dân Chủ lần lượt lên rồi xuống, hiếp dâm, ma túy hoành hành. Hơn 3.000 người Tunisia vốn trước đó là nông dân thì nay đang chiến đấu cho các nhóm khủng bố Hồi giáo tại Iraq và Syria.

Và điều nực cười hơn nữa, thực trạng đó được thừa nhận ngay trên báo chí phương Tây, khi mà chỉ 10 năm trước, chính họ lại là những kẻ làm chiến dịch truyền thông, tạo nên những chiếc bánh vẽ màu hồng mang tên “dân chủ, nhân quyền”, ngụy tạo nên các câu chuyện xuyên tạc để kích động người dân xuống đường biểu tình.

Chỉ có người dân Tunisia nói riêng và người dân Trung Đông đang chịu cay đắng với miếng bả dân chủ mà mình đã nhặt được. Và sẽ chẳng có ai chịu trách nhiệm về những cay đắng này.

Lê Dung Anh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều