+
Aa
-
like
comment

Nước Đức đối mặt với một mùa đông “khủng hoảng” hơn bao giờ hết

Tuệ Ngô - 02/11/2022 15:22

Cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ không sớm kết thúc đối với nước Đức khi nước này sẽ phải đối mặt với một mùa đông đầy “khó khăn”, thậm chí các chuyên gia còn đưa ra dự đoán rằng đến năm 2023 “tình hình có thể còn tồi tệ hơn”.

Theo dự đoán, Đức sẽ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vào mùa đông

Phát biểu trước truyền thông Đức, bà Gita Gopinath, Phó Tổng giám đốc thứ nhất Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ có thể sẽ “bám” lấy nước Đức trong khoảng thời gian dài. Theo ước tính của IMF, cuộc khủng hoảng sẽ tiếp tục kéo dài qua mùa đông này và có thể chứng kiến ​​nền kinh tế Đức suy giảm 0,3% trong năm tới.

Bà Gopinath cho biết cuộc khủng hoảng năng lượng đặc biệt nghiêm trọng đối với Đức khi các ngành công nghiệp của nước này đã phải vật lộn với các vấn đề chuỗi cung ứng trong thời kỳ đại dịch và hiện đang chống chọi với giá năng lượng tăng chóng mặt.

Đức đối mặt với một mùa đông “khốc liệt” hơn bao giờ hết

Hiện nay, nước Đức đang cận kề một mùa đông “khốc liệt”, trong một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có ở châu Âu. Cuộc chiến của Nga với Ukraine, các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow, việc Điện Kremlin cắt đường ống dẫn khí đốt và hàng loạt thảm họa khác đã khiến giá khí đốt tự nhiên và các nguồn năng lượng khác tăng cao.

Trước những khó khăn hiện tại, tuần trước, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Đức, theo đó cùng với Italy, nền kinh tế đầu tàu châu Âu sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023, tăng trưởng được dự báo ở mức âm 0,3%.

Giá năng lượng tăng có thể không giảm cho đến năm sau

Theo bà Gopinath, “mọi thứ” phải được thực hiện để kiềm chế lạm phát, đã đạt mức 10% ở Đức vào tháng 9, chạm mức đỉnh từ 10,5% vào tháng 12 năm 1951. ”

Bà Gita Gopinath nhấn mạnh nước Đức cần đẩy nhanh hơn nữa việc mở rộng năng lượng tái tạo, đồng thời cần đa dạng hóa nguồn cung năng lượng từ các quốc gia khác.

Bộ trưởng Kinh tế – ông Robert Habeck cũng đã kêu gọi các khoản đầu tư lớn vào trung lập khí hậu và cải cách cơ cấu như đẩy nhanh các thủ tục lập kế hoạch như những biện pháp quan trọng để thoát khỏi khủng hoảng.

Tuệ Ngô 

Bài mới
Đọc nhiều