+
Aa
-
like
comment

Nước cờ của Mỹ, Nhật, Philippines quyết làm Trung Quốc “điêu đứng”

Tuệ Ngô - 02/04/2023 08:58

Mới đây, một kế hoạch được đưa ra bởi Nhật Bản, Philippines và Mỹ để thiết lập một khung an ninh ba bên đã được đề xuất, với sự tham gia của các cố vấn an ninh quốc gia, nhằm tăng cường sự phối hợp trong khu vực Đại Tây Dương và Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng sự quyết đoán quân sự ở khu vực này.

Các chiến hạm Mỹ và Nhật trong một cuộc tập trận ở ngoài khơi tỉnh Chiba, Nhật

Theo ông Eduardo Ano, cố vấn an ninh của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jnr., cuộc họp đầu tiên của ba bên có thể diễn ra trong vài ngày tới. Ông Ano cho biết ông “sẵn sàng tham dự” cuộc họp, mặc dù vẫn chưa có quyết định về nội dung chi tiết của cuộc gặp, bao gồm vấn đề ai sẽ là chủ nhà.

Theo một trợ lý của ông Ano, đề xuất khởi động đối thoại an ninh ba bên được đưa ra bởi Nhật Bản, trong khi Mỹ tin rằng việc tăng cường quan hệ với Philippines là cần thiết để đối phó với Trung Quốc và chuẩn bị cho nguy cơ xảy ra xung đột ở Đài Loan.

Tờ Kyodo của Nhật Bản cho biết, cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan và người đồng nghiệp Nhật Bản Takeo Akiba sẽ là những quan chức cấp cao nhất đại diện cho hai nước tham gia cuộc họp.

Một nguồn tin chính phủ Mỹ khác cho biết cuộc gặp ba bên có thể sẽ diễn ra sau khi Mỹ và Philippines tổ chức các cuộc đàm phán an ninh liên quan đến các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của họ tại Washington vào ngày 11/4.

Các binh sĩ Quân đội Philippines cầm vũ khí trong cuộc duyệt binh nhân kỷ niệm 126 năm thành lập Quân đội Philippines tại Pháo đài Bonifacio ở Taguig, Philippines vào ngày 22/3. Ảnh REUTERS

Đối thoại 2+2 giữa hai nước sẽ diễn ra lần đầu tiên kể từ tháng 1/2016, báo hiệu chính quyền của Tổng thống Philippines Marcos Jr tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại khác với chính quyền tiền nhiệm, ông Rodrigo Duterte.

Cựu Tổng thống Duterte, người giữ chức vụ trong sáu năm cho đến tháng 6/2022, đã nhiều lần đe dọa cắt đứt quan hệ an ninh lâu năm của Philippines với Hoa Kỳ và thường phớt lờ các hoạt động xâm nhập trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trường Sa, Hoàng Sa hoàn toàn được luật pháp quốc tế công nhận thuộc chủ quyền Việt Nam

Từ lâu, Trung Quốc bất chấp phán quyết của tòa án quốc tế năm 2016 vô hiệu hóa các yêu sách lãnh thổ của họ đối với khu vực. Nhật Bản, nước đang tìm cách chống lại sự khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông, là một đồng minh theo hiệp ước của Hoa Kỳ, cùng với Philippines.

Tổng thống Philippines Marcos Jr đã nói rõ rằng chính quyền của ông sẽ không tìm cách đi theo “Tư duy Chiến tranh Lạnh”, nói rằng chính sách đối ngoại của đất nước ông sẽ độc lập và sẽ không chọn một bên giữa Bắc Kinh và Washington.

Trong khi đó, các quan chức Nhật Bản và Mỹ muốn mở rộng khuôn khổ ngoài đối thoại sang hợp tác và tập trận quốc phòng ba bên trong tương lai gần.

Chính phủ Hoa Kỳ đã đánh giá rằng Trung Quốc có thể có hành động quân sự chống lại Đài Loan, nơi mà họ coi là một phần lãnh thổ của mình, vào năm 2027 khi nhiệm kỳ lãnh đạo Đảng Cộng sản thứ ba của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc.

Khi hành vi của Trung Quốc đối với Đài Loan ngày càng trở nên quyết đoán, Nhật Bản và Hoa Kỳ coi Philippines, một quốc gia nằm gần các tuyến đường biển quan trọng và là hòn đảo dân chủ tự trị, có tầm quan trọng chiến lược để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

Tuệ Ngô

Bài mới
Đọc nhiều