Nực cười chuyện “truy nã 12 sĩ quan Công an trong điệp vụ VT17”
Gần đây thông tin liên quan đến vụ án Trịnh Xuân Thanh bị nhiều đối tượng lợi dụng, xuyên tạc để tung ra nhiều nội dung gây nhiễu loạn, chống phá nhà nước Việt Nam. Trong đó chúng tập trung bịa đặt về sự việc khen thưởng cá nhân tham gia phá đại án Trịnh Xuân Thanh.
Cụ thể, những ngày qua trên trang facebook của Lê Trung Khoa – Thoibao.de liên tục đăng tải chuỗi bài viết về vụ án Trịnh Xuân Thanh, cụ thể về việc khen thưởng các chiến sĩ tham gia phá đại án Trịnh Xuân Thanh. Trong đó có bài viết: “Chuẩn bị truy nã 12 sĩ quan công an VN” với những dẫn chứng bịa đặt như “Cơ quan an ninh châu Âu đang cần tìm thêm bằng chứng để tiến hành truy nã 12 sĩ quan công an VN trong điệp vụ VT17 – bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức. Đây là hình ảnh những sĩ quan Công an VN (được đánh số từ F1 đến F12) và danh sách 12 sĩ quan Công an VN ngồi trên chuyên cơ mà Tô Lâm “mượn” của Chính phủ Slovakia để chở người bị bắt cóc hôm 26.7.2017 từ Bratislava sang Moscow để chuyển tiếp về VN và kêu gọi người dân xem hình ảnh và danh sách họ tên này để xác định tên ai – tương ứng với ảnh (F) nào?” Trong bài viết khác, Lê Trung Khoa còn cho rằng “Điệp vụ bắt cóc VT17 bại lộ, Tô Lâm “ê chề” với người dân trong nước và quốc tế”.
Về bức ảnh mà Lê Trung Khoa đăng tải và kêu gọi mọi người tìm tung tích, địa chỉ các chiến sĩ công an là một bức ảnh bịa đặt. Chính kẻ xuyên tạc này đã để lộ sai sót rằng: “Những kẻ đã bắt cóc cựu chính trị gia Việt Nam Trịnh Xuân Thanh từ Berlin về Hà Nội năm 2017. Theo tìm hiểu của chúng tôi, một lễ vinh danh cho 12 kẻ bắt cóc đã diễn ra vào mùa hè năm ngoái tại Bộ Công an ở Hà Nội”, nhưng VT17 có thực là tên gọi của vụ án Trịnh Xuân Thanh hay không? Trịnh Xuân Thanh đầu thú từ năm 2017 nhưng mới đến mùa hè năm 2020 khen thưởng vì chiến công ‘bắt cóc’ như lời Lê Trung Khoa thì liệu có logic?
Thậm chí trong bài viết đưa ra danh sách mới đây, Lê Trung Khoa cũng thừa nhận rằng: “Danh sách họ tên 12 người ngồi trên máy bay của Slovakia hôm 26.7.2017 ở trên, có thể khác với 12 người trong ảnh được tặng Huân chương tại Bộ Công an hôm 7.7.2020”. Như vậy, có thể hiểu người trong bức ảnh hoàn toàn không phải là 12 người ngồi trên máy bay của Slovakia hôm 26.7.2017. Và Thiếu tướng Tô Ân Xô đã khẳng định đó là bức hình không rõ xuất xứ, một số cá nhân, tổ chức, các thế lực chống đối đã thêu dệt lên những câu chuyện, làm ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh chung của lực lượng công an, của đất nước, gây hiểu lầm.
Đến nay, vụ án đã được kết luận điều tra, truy tố và Tòa xét xử qua 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm, theo đó, bản án đã có hiệu lực thi hành trước pháp luật. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã bị tuyên án chung thân với 2 tội danh. Trong đó 14 năm tù với tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và chung thân về tội “Tham ô tài sản”. Đây là bản án đúng người đúng tội cho tội ác của Trịnh Xuân Thanh.
Có thể khẳng định, việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc là không có thật. Cơ quan điều tra Đức đã từng điều tra và khẳng định không hề có dấu vết gì liên quan đến “bắt cóc”, ấy thế mà không hiểu sao Lê Trung Khoa vẫn cay cú, cố đấm ăn xôi hoang tưởng bịa đặt thông tin, dựng chuyện rằng Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc. Nhưng nói rõ thêm cho kẻ chống phá này hiểu, nếu Việt Nam “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh thì liệu cảnh sát Đức, cơ quan an ninh nghiêm ngặt của Đức sẽ để yên hay không? Nếu có bắt cóc ngay lập tức các cửa khẩu sẽ bị phong tỏa, an ninh sân bay sẽ bị kiểm soát, đồng thời phía Đức sẽ thông báo với Cảnh sát, An ninh các nước EU để cùng truy lùng! Công an Việt Nam không thể “bắt cóc” người dễ dàng ở một nước khác, ở một thế giới an ninh đang được tăng cường, cảnh giác rất cao độ bởi nạn khủng bố IS đang tràn lan ở châu Âu. Trịnh Xuân Thạnh là tội phạm của Việt Nam, nếu muốn bắt, cơ quan Việt Nam sẽ đề nghị cơ quan an ninh Đức hỗ trợ bắt việc gì phải lén lút bắt cóc? Và nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ các nước sở tại thì việc bắt cóc người phạm tội ở các nước sở tại cũng khó có thể tiến hành suôn sẻ.
Rõ ràng, Công An Việt Nam với nghiệp vụ của mình, cùng với cách tuyên truyền khéo léo nhưng mạnh mẽ, thấu tình đạt lý, tạo sức ép đủ lớn khiến Trịnh Xuân Thanh hiểu rằng, không còn con đường nào khác để lựa chọn, và tự nguyện về nước đầu thú đó là lối thoát đúng đắn duy nhất. Ngày 31/7/2017, Trịnh Xuân Thanh đến cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đầu thú.
Đó phải nói là thành công lớn của Công an Việt Nam cần được ghi nhận. Vụ án Trịnh Xuân Thanh là một đại án, thuộc diện được Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng T.Ư theo dõi, chỉ đạo. Vụ án được khởi tố từ năm 2016, sau đó khởi tố bổ sung, đã được 2 cấp toà án xét xử và bản án đã có hiệu lực. Quá trình điều tra đã làm rõ hành vi phạm tội, thu hồi hơn 7,3 tỉ đồng, kê biên nhiều ô tô, bất động sản, phong toả nhiều tài sản, cổ phiếu. Và việc khen thưởng cho công lao to lớn ấy là chuyện hết sức bình thường. Các chiến sĩ vì nhân dân đất nước bắt kẻ tham ô, tham nhũng, phá hoại đất nước, điều đó có gì là không được tuyên dương, có gì mà phải truy nã?