+
Aa
-
like
comment

Nữ trưởng phòng ở Đắk Lắk chui lọt “lỗ” nào trong 20 năm?

07/10/2019 11:32

Thông tin một nữ trưởng phòng thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk dùng bằng giả để ‘thăng tiến’ suốt 20 năm mới bị phát hiện khiến nhiều người choáng váng.

Nữ trưởng phòng đã chui lọt như thế nào
Nữ trưởng phòng đã chui lọt như thế nào

Rõ ràng, đã có những dấu hiệu cho thấy sức phòng vệ trong chính cơ thể của nhiều tổ chức đang ở mức đáng quan ngại. Và đó cũng chính là lý do “lửa lò” đang lan rất nhanh, ngọn lửa bùng rất mạnh thiêu đốt những ung nhọt chứa căn bệnh trầm kha.

Nếu không có ngọn lửa đốt lò hừng hực của toàn bộ máy, sẽ phải chờ rất lâu mới có những chiếc áo ngoại cỡ tố cáo những sinh viên, công chức yếu kém năng lực do mua bằng, chạy chức. Sẽ phải chờ biến cố lớn mới lộ ra một Vũ “nhôm” biến ảo khôn lường với không ít hơn 3 hộ chiếu mang 3 tên khác nhau.

Có gì đáng buồn hơn khi quá nhiều gian dối bị phơi bày. Sự liêm sỉ bị chà đạp. Chiến tranh đã đi qua, đất nước đang phát triển nhưng có những cuộc chiến “tiền tài, quyền lực” trong thời bình đã làm gục ngã quá nhiều người mang quân hàm tướng, tá.

Chỉ có thể nhắc lời cảnh báo không bao giờ thừa: Việc gì không muốn người khác biết thì tốt nhất là đừng nên làm, nếu đã làm thì dù có giấu cách nào, cuối cùng cũng bị lộ ra, như cây kim giấu trong bọc, một lúc nào đó đầu nhọn sẽ tự đâm rách bọc, lộ ra ngoài.

“Con voi chui lọt lỗ kim”… nhiều lần

Nhiều bạn đọc (BĐ) băn khoăn với câu hỏi vì sao qua nhiều lần bổ nhiệm, công tác thẩm tra vẫn không phát hiện được sai phạm của bà Sa? Có BĐ ví von câu chuyện này giống như con voi “chui lọt lỗ kim”, không chỉ chui một lần, mà còn “chui qua rồi chui lại”…

BĐ Poet Hansy (Đồng Nai) thốt lên: “20 năm! Thật khủng khiếp! Thế mà cơ quan Văn phòng Tỉnh ủy, rồi Tỉnh ủy Đắk Lắk chẳng hay biết gì cho đến khi có tố cáo nặc danh?”. Đồng tình, BĐ Hùng Dũng (Hà Nội) cho rằng: “Ngoài đương sự thì tổ chức cán bộ và người giới thiệu, điều tra lý lịch phải chịu trách nhiệm về hành vi gian dối này”. BĐ Lyly (Đà Nẵng) nhận xét rằng nếu trách bà Sa một, thì phải trách các cơ quan thực hiện công tác thẩm tra mười, vì “20 năm dùng bằng giả, trải qua nhiều đợt xác minh, kiểm tra nhưng vẫn không phát hiện ra sự dối trá về bằng cấp, nhân thân để rồi thăng tiến liên tục thì đó là sự quan liêu vô trách nhiệm, hay có thế lực nào nâng đỡ?”.

Nữ trưởng phòng dùng bằng giả: 20 năm 'voi chui lọt lỗ kim' - ảnh 1
Nội dung “tờ trình” bà Sa thừa nhận dùng bằng giả, đồng thời xin nghỉ việc

Có lẽ vì quá choáng váng, vài BĐ đã đi tìm các lý do hài hước để khiến câu chuyện trở nên… có thể hiểu được. BĐ Hoan (Bình Thuận) cho biết mình chưa nhìn thấy ảnh của hai chị em nhưng “tin chắc một điều là 2 người này phải giống nhau như 2 giọt nước mới có thể vượt qua những lần kiểm tra, xác minh của cơ quan chức năng…”.

Lại nâng đỡ “không trong sáng”?

Nhiều BĐ ngay lập tức nhắc đến câu chuyện quan lộ thần tốc của “hot girl Thanh Hóa” và đặt câu hỏi liệu rằng lại có thêm một trường hợp được “nâng đỡ không trong sáng”? Như cách nói của BĐ Dương Văn Tuấn (Khánh Hòa) là chuyện này… cứ thấy là lạ. BĐ Dương Văn Tuấn lo lắng “không khéo hồ sơ lưu trữ của bà Sa lại bốc hơi như trường hợp ở Thanh Hóa”.

BĐ Thủy (Nam Định) cho rằng một kế toán được đào tạo bài bản, học 3 – 4 năm mới ra trường, cũng phải mất 7 – 10 năm mới có đủ kinh nghiệm quản lý, am hiểu về luật pháp để làm kế toán trưởng, thế mà bà Sa “chỉ mất 2 năm đã ngồi được ghế kế toán trưởng nhà khách tỉnh ủy” thì đúng là “quan lộ cực kỳ thần tốc”. BĐ Công Nga (Lai Châu) tán thành: “Không khéo có ai đó nâng đỡ không sáng nữa rồi”. BĐ Huỳnh Thúy An (TP.HCM) bức xúc: “Bằng đại học chính quy đi xin việc mòn dép còn chưa được nhận, sao bà này chỉ có bằng cấp 2, còn bằng cấp 3 là giả, mà vào làm cơ quan thuộc tỉnh ủy, rồi học tại chức, lên chức dễ dàng quá vậy?”.

Cũng có BĐ cho rằng nếu vị nữ trưởng phòng này “thạo việc và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì cũng có gì đáng trách?”. Tuy nhiên, nhận xét này nhanh chóng bị nhiều BĐ khác phản đối. BĐ Khoa (Hưng Yên) nhấn mạnh “dùng bằng giả mà vào cơ quan nhà nước làm việc, lên đến chức trưởng phòng thuộc văn phòng tỉnh ủy mà không bị phát hiện thì hơi nguy hiểm đấy”.

Ðơn tố cáo
Ðơn tố cáo

Chẳng cần bằng cấp 3 vẫn học thạc sĩ, nữ trưởng phòng ở Đắk Lắk quá giỏi

Trong khi đó, nhiều bạn đọc khác lại bày tỏ sự hài hước về việc quản lý bằng cấp của ta.

Bạn @Hoa viết: Chưa có bằng cấp 3 mà vẫn có thể học thạc sĩ, điều này cho thấy có 2 vấn đề cần phải suy nghĩ, người này có tài năng xuất chúng hoặc điều kiện tuyển sinh thi đại học hiện nay chỉ cần đòi hỏi đến trình độ cấp 2.

Còn bạn 2LUA dẫn chứng: ‘”Các học sinh năm 2018 không đủ điểm, một số thậm chí rất kém nhưng vẫn theo học tốt đại học cả năm trời đến khi vụ gian lận điểm thi được phanh phui. Bây giờ bà này thậm chí còn không có bằng cấp 3 nhưng vẫn học đại học và cả thạc sĩ. Vậy bằng cấp 3 chất lượng thế nào?”.

Tấm bằng cấp 3
Tấm bằng cấp 3

Thậm chí, bạn THE MINH còn hài hước: “Nếu bà Thảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thì chúng ta phải khẩn trương thay đổi giáo dục ngay. Tuyển nhân sự không cần bằng cấp”.

Theo bạn LE VU: “Qua thực tiễn này tôi có ý kiến là nên bỏ cấp 3. Vì không học cấp 3 vẫn thi đỗ lên cả thạc sĩ và vẫn thăng tiến ầm ầm”.

Bạn ĐỖ QUANG phân tích: “Nghe cứ như chuyện đùa? Nhưng nghĩ lại, tại sao lại không? Có điều cô gái này xài bằng giả mới nên cơ sự? Chắc mấy vị tuyển chọn để làm “nền” cho cơ quan chăng?”

Bạn LETRONGHOA cho rằng: “Vụ này gợi nhớ vụ Quỳnh Anh ở Thanh Hóa. Thảo núp bóng chị gái để thăng tiến thời gian dài mà Tỉnh ủy không biết, thế mới gọi là quan liêu nhất thế giới chứ. Nếu không có người tố cô này sẽ lên nữa đấy?”.

Thẳng thắn nhận xét về việc nhận lỗi của trưởng phòng Trần Thị Ngọc Thảo, bạn Nguyễn Văn Ngọc viết: “Đúng là cô này có lỗi, nhưng phải công nhận là cô ấy giỏi, thăng tiến liên tục. Cũng khâm phục là khi bị phát hiện thì thẳng thắn nhận lỗi ngay, không vòng vo chạy tội như nhiều quan to khác”.

Bạn le thanh hien cũng bày tỏ sự khen ngợi với bình luận: “Người ta mượn bằng để đi học cao hơn là quá giỏi thì phải khuyến khích, chứ người ta có mượn bằng để được nâng đỡ không trong sáng đâu mà phải luận tội vậy”.

Ông Nguyễn Túc, nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa Xã hội, thành viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa IX (nhiệm kỳ 2019-2024) trao đổi với PV cho biết: “Việc em gái lấy bằng của chị ruột đi xin tuyển, làm việc diễn ra trong một thời gian dài, giờ mới được phát hiện cho thấy một lỗ hổng lớn trong công tác cán bộ của tỉnh Đắk Lắk.

Vấn đề thẩm tra, xác minh thông tin cán bộ này là nhiệm vụ của cấp ủy nơi bà Trần Thị Ngọc Ái Sa sinh hoạt và cũng là trách nhiệm của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Chính vì việc thẩm tra không đúng quy trình, cho nên mới xảy ra tình huống buồn cười như thế”

Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Vũ Quốc Hùng – Nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKT TƯ cho rằng ở đây có thể thấy các thủ đoạn, mưu mô xảo trá để “chui” vào những nơi mà họ muốn và trường hợp này tuy chưa leo lên cao lắm nhưng đã chui rất sâu.

Vụ việc cho chúng ta rất nhiều tín hiệu, trong đó có những tín hiệu buồn, đây cũng là hiện tượng “con voi chui lọt lỗ kim”, cái đó không khó và đấy là minh chứng cho những điều trong quy định 205 của Bộ Chính trị.

Ông Hùng cũng cho biết thêm phải làm rõ, làm thế nào người này lại chui vào được, ngoài chuyện thẩm tra xác minh sơ hở thì phải làm rõ trong quá trình đấy có ai chỉ đạo, yêu cầu đặc cách hay không.

Minh Hưng 

Bài mới
Đọc nhiều