Nữ hoàng dân chủ hay bộ mặt thật của một anh hùng rơm
Vừa qua, Phạm Đoan Trang hầu tòa để trả giá cho những hành vi chống phá Tổ quốc, đi ngược lại với lợi ích dân tộc bao nhiêu năm qua. Thôi thì có gan làm phải có gan chịu, nhưng lại xuất hiện đủ thứ dư luận ồn ào. Từ bản thân Trang và người nhà, luật sư và không thể nào bỏ sót đồng đảng và những tổ chức thù địch với Việt Nam.
Sau khi phải tạm hoãn 2 tháng do ảnh hưởng của dịch bệnh thì mới đây, Phạm Đoan Trang chính thức bị TAND TP.Hà Nội đưa ra xét xử với tội danh “tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Đối tượng này đã có một thời gian hoạt động khá dài, với nhiều hành vi kích động, chống phá gây hậu quả nghiêm trọng cho Nhà nước. Ngay lập tức, các trang mạng chống phá như BBC, Tiếng Dân, RFA, Việt Tân cùng các tổ chức chuyên sống nhờ “phản ánh nhân quyền” như UNWGAD, HRW “lên đồng”.
Việt Tân thì cố gắng tô vẽ xuất thân của Trang như một điểm cộng. Nào là sinh ra trong một gia đình có học thức, được giáo dục đầy đủ, từng công tác tại những tờ báo có tiếng của nhà nước. Thế nhưng, chính nó lại là con dao hai lưỡi khi dư luận đặt câu hỏi, một người có xuất thân tốt, rành rẽ với pháp luật lại đi nhận tiền của tổ chức phản động nhằm bạo loạn ở Tây Nguyên? Thậm chí, sau đó, đã trở thành cánh tay phải đắc lực của tổ chức phản động Việt Tân. Dưới sự chỉ đạo của Việt Tân, Trang ngoài việc tham gia một số cuộc biểu tình chống phá thì còn viết và phát tán nhiều sách, tài liệu phản động. Với khả năng viết lách biến từ không thành có, xào nấu các sự kiện, ăn cắp ý tưởng của đồng nghiệp rồi biến thành của mình, Trang đã ưu ái nhận một loạt giải thưởng từ các tổ chức chính trị cực đoan ở nước ngoài.
Tiếng Dân News thì khai thác câu chuyện qua lời kể của luật sư bào chữa cho Đoan Trang về thời gian tạm giam. Trang kể về những lần đối chất cùng cán bộ điều tra với nhiều tình tiết giật gân như trong phim. Trang thừa nhận đánh nhau tới 7 lần trong trại tạm giam và lần nào cũng thắng, nhưng bên cạnh đó Trang cũng không quên trách móc nhà nước vì đã bắt giam “một người tàn tật ốm yếu”! Những câu chuyện này thì chúng ta đã nghe quá nhiều, nó có vẻ na ná câu chuyện ông Cù Huy Hà Vũ năm xưa kêu tuyệt thực trong trại giam nhưng rồi lại tăng cân béo gấp đôi mấy ông cán bộ.
BBC Tiếng Việt thì đăng bài phỏng vấn quan điểm của các nhân vật cực đoan chính trị ở nước ngoài như Phil Robertson – Phó Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), hay David Brown – cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam. Họ cố gắng bao biện cho Đoan Trang bằng những lý lẽ khá nực cười. Phil Robertson thẳng thừng tuyên bố không tin tưởng vào sự công bằng của phiên tòa. Trong một bài khác, họ cố gắng bao biện cho cái gọi là “quyền tự do ngôn luận không đáng bị bỏ tù”. Ngay ở nước Pháp đến năm 2013 vẫn còn áp dụng xử lý hình sự với tội danh xúc phạm người đứng đầu chính quyền.
Trang thường được nhắc đến với câu nói: “Không quan tâm đến tự do cá nhân mà chỉ cần tự do toàn dân tộc”. Xin hỏi bao nhiêu triệu người dân đứng ra nhờ Trang đòi lại quyền tự do mà Việt Nam đã có cách đây cả 46 năm? Tiếng Dân News tiết lộ Trang đã tuyên bố với luật sư sẽ không đi tị nạn nước ngoài, vì tin rằng như vậy sẽ trở thành công cụ đổi chác để cho chính quyền hưởng lợi (?) Việt Tân đi xa hơn khi công bố cái gọi là “bức thư của Đoan Trang nhắn nhủ mọi người biến đây thành cơ hội để kêu gọi lực lượng trỗi dậy đàm phán, gây sức ép với chính quyền”.
Thiết nghĩ, đã “mạnh mẽ” như vậy, kiên quyết chống phá đến cùng như vậy, tại sao Trang luôn tỏ ra mình là một người tàn tật, yếu ớt, tội nghiệp để rồi thông qua luật sư lu loa đến các cơ quan truyền thông? Khôn ngoan ra đến cửa quan mới biết, tuy chống đối chính quyền đến cùng nhưng phải chăng cô cũng biết run sợ khi đứng trước vành móng ngựa và nghe phán xét? Không ai có thể lý giải điều đó, nhưng tội danh của Trang thì đã quá rõ ràng căn cứ theo các quy định của pháp luật. Theo thông tin mới nhất thì Trang bị TAND Hà Nội xử phạt 9 năm tù, căn cứ khoản 1 Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999. Và nếu có trang tin hay tổ chức nào muốn kêu oan cho Trang với cái lý lẽ mà họ thường áp dụng là “theo Công ước quốc tế” thì nên đọc lại “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị”, vốn đề cập rõ ràng đến quyền tự quyết của mỗi dân tộc và sự tôn trọng luật pháp của mỗi quốc gia.
Việt Nam đã tham gia và từng là thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, điều đó chứng tỏ cộng đồng quốc tế đánh giá cao quá trình phát triển của Việt Nam gắn liền với sự bảo đảm quyền con người. Thực tế, trong cuộc phỏng vấn với BBC, một nhân vật mạnh miệng như Phil Robertson phải thừa nhận dư luận quốc tế không hề có động thái phản đối hay gây sức ép nào với Việt Nam như họ từng mong đợi. Những bài viết trên BBC Tiếng Việt thông tin về Đoan Trang chỉ thu hút được vài trăm lượt tương tác, không bằng một phần mười bài viết về thí sinh Việt Nam mới đoạt danh hiệu Hoa hậu Hòa bình Quốc tế mới đây.
Có lẽ đã đến lúc Đoan Trang tự nhìn lại mình để biết ăn năn hối cả, và những trang tin phản động như Tiếng Dân, Việt Tân nên ngừng tô vẽ cho Trang trong một nỗ lực nhằm công kích, chống đối Nhà nước. Bản án dành cho Đoan Trang là đúng người, đúng tội, đúng luật pháp và không gì có thể bàn cãi nữa.
An Diễm