+
Aa
-
like
comment

Nóng: Tàu chiến Mỹ và Kiểm ngư Việt Nam vây áp tàu Hải Dương Địa Chất 4 Trung Quốc

Nguyễn Anh - 02/07/2020 21:25

Hạm đội 7, Hải quân Mỹ vừa công bố hình ảnh tàu chiến đấu ven biển USS Gabrielle Giffords (LCS-10) đang áp sát và theo dõi tàu thăm dò Hải dương 4 của Trung Quốc ở khu vực nam Biển Đông.

Tàu chiến đấu ven biển USS Gabrielle Giffords đang áp sát và theo dõi tàu thăm dò Hải dương 4 của Trung Quốc, phía trước mũi tàu là có tàu Việt Nam đang áp sát tàu Trung Quốc

Hiện tàu Hải Dương Địa Chất 4 đang di chuyển trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đang bị đeo bám bởi một tàu kiểm ngư lớp KN750 của Việt Nam và tàu chiến Mỹ.

Tàu chiến của Mỹ có màu xám, tàu kiểm ngư KN750 của Việt Nam màu trắng, tàu Hải Dương Địa Chất 4 của Trung Quốc có màu xanh.

Tàu kiểm ngư KN750 của Việt Nam màu trắng đang áp sát tàu Hải Dương Địa Chất 4 của Trung Quốc có màu xanh.

Điều đáng chú ý là tàu kiểm ngư màu trắng hiện diện gần đó thường xuyên bám sát tàu Trung Quốc, nhưng thỉnh thoảng có những cú ngoặt gấp, cắt mặt cả tàu Trung Quốc lẫn tàu Mỹ.

Tàu chiến Mỹ (màu xám) và tàu kiểm ngư (màu trắng) của Việt Nam đang áp sát 2 bên tàu Hải Dương 4 (màu xanh) của Trung Quốc ở giữa

Sự hiện diện của tàu USS Gabrielle Giffords của Mỹ bên cạnh tàu Việt Nam có ý nghĩa theo dõi, răn đe đối với trường hợp Hải Dương Địa Chất 4 thực hiện các hoạt động phi pháp bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hiện có thông tin tàu Hải Dương Địa Chất 4 đang phải đi về phía đảo Hải Nam.

Tàu chiến Mỹ (màu xám) áp sát tàu khảo sát của Trung Quốc (màu xanh)

Như vậy sau mấy ngày chủ yếu di chuyển gần khu vực Đá Chữ Thập và Châu Viên, vào sáng nay ngày 1/7, tàu Hải Dương 4 đã di chuyển vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Khoảng 10h sáng 1/7/2020, Hải Dương 4 di chuyển với tốc độ 1,5 hải lý/giờ tại vị trí cách Đảo Phú Quý khoảng 192 hải lý. Đến 8h tối nay, tàu đã di chuyển sâu thêm 10 hải lý, cách đảo Phú Quý khoảng 182 hải lý và cách bờ biển Việt Nam 192 hải lý.

Qua bản đồ AIS, có thể quan sát được tàu kiểm ngư của Việt Nam vẫn đang theo sát di chuyển của tàu Hải Dương 4.

Vị trí tàu Hải Dương 4 lúc sáng 1/7.

Hải Dương 4 (Hai Yang Si Hao hoặc Hai Yang Di Zhi 4 Hao) là tàu khảo sát hải dương của nhà nước Trung Quốc, kích thước 104 x 14m, tải trọng 2.086 tấn, có thể hoạt động trên biển liên tục đến 60 ngày. Tàu xuất phát từ Quảng Châu ngày 10/6. Ngày 13/6, tàu hiện diện ở phía đông Đá Chữ Thập.

Tàu Hai Yang Di Zhi 4 Hao

Từ ngày 13 đến 18/6, Hải Dương 4 đã tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực phía tây đến tây nam đá Chữ Thập, cách đảo Phú Quý từ 120 đến 220 hải lý. Tàu thường duy trì tốc độ thấp (thường từ 1,5 hải lý/giờ trở xuống) ngoại trừ một số thời điểm thay đổi khu vực hoạt động, tàu di chuyển với tốc độ cao (khoảng 15 hải lý/giờ). Sẽ cần phải có thêm thông tin để suy đoán hoạt động cụ thể của tàu Hải Dương 4.

Tàu kiểm ngư loại KN750 của Việt Nam

Từ 23h35 ngày 18/6 không bắt được tín hiệu AIS của tàu. Đến 18h46′ ngày 19/6, Hải Dương 4 đã có tín hiệu trở lại khi đang di chuyển theo hướng xa vùng biển Việt Nam, cách xa vị trí trước đó 13 tiếng khoảng 62 hải lý, cách đảo Phú Quý khoảng hơn 200 hải lý, với tốc độ từ 0,7 đến 2,5 hải lý/ giờ. Đến 19h37’, tàu cách Phú Quý 202 hải lý, cách Đá Chữ Thập 45 hải lý.

Tàu kiểm ngư của Việt Nam (trắng) chạy cắt mặt, chặn đầu tàu của Trung Quốc (xanh)

Vào lúc 4h51′ ngày 21/6/2020, tàu đang hiện diện ở gần Đá Châu Viên nơi Trung Quốc đang kiểm soát trái phép. Tàu di chuyển với tốc độ 0,5 hải lý/giờ về phía đông bắc tại vị trí cách đá Châu Viên khoảng hơn 6 hải lý về phía đông nam, cách đảo Phú Quý khoảng 255 hải lý về phía đông nam. Tại thời điểm 25/6, tàu Hải Dương 4 rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lùi về phía quần đảo Trường Sa.

Thông qua bản đồ AIS có thể phát hiện được một tàu chấp pháp của Việt Nam đã theo sát hải trình của tàu Hải Dương 4 ra tới tận Đá Châu Viên. Giàn khoan Noble Clyde Boudreaux vẫn đang ở Vũng Tàu và chưa rời đi.

Trong thời gian này, theo dõi AIS còn phát hiện tàu khảo sát hải dương Hướng Dương Hồng (Xiang Yang Hong) 14 trọng tải 3141 tấn của Trung Quốc thả trôi tại đá Chữ Thập từ ngày 11/6/2020. Chưa rõ mục đích hoạt động của Hướng Dương Hồng 14.

Tàu Mỹ áp sát tàu Trung Quốc

Về vấn đề tàu Hải dương 4 đi qua Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam hồi giữa tháng 6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết:

“Hoạt động thăm dò, khảo sát và nghiên cứu khoa học tại các vùng biển của Việt Nam được xác định theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) phải được sự đồng ý của Việt Nam theo đúng quy định công ước này. Tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia và các quy định của UNCLOS có ý nghĩa quan trọng đối với duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển ở Biển Đông, trong khu vực cũng như trên thế giới”.

Nguyễn Anh (Hải quân Mỹ/AIS)

Bài mới
Đọc nhiều