+
Aa
-
like
comment

Góp ý: Cảnh sát giao thông nên hạn chế việc người khiến người dân giật mình!

Thu An - 29/01/2022 11:52

Chắc hẳn ít nhiều ai cũng đã gặp qua trường hợp, đang bon bon trên đường bỗng nhiên cảnh sát giao thông (CSGT) bất ngờ xuất hiện ngay trước đầu xe hoặc chỉ gậy vào xe vi phạm ngay trước bên cạnh mình. Giật mình đánh thót! Hú hồn!

Không thể phủ nhận những nỗ lực rất lớn của CSGT trong việc ngăn chặn vi phạm và điều tiết giao thông. Thế nhưng một vài cách làm không đúng khiến dư luận băn khoăn, thậm chí thiếu thiện cảm với lực lượng CSGT. Thậm chí, việc CSGT lao ra đường chặn xe rồi nhảy lên nắp ca-pô, bám vào cần gạt, thành cửa xe… cũng đã gây ra những tai nạn đáng tiếc. Đặc biệt, vào những ngày lễ Tết khi người dân sử dụng phương tiện xe máy và ô tô để di chuyển về quê. Vấn đề này không phải là mới, nhưng đáng tiếc nó diễn ra một thời gian dài và vẫn chưa được giải quyết. Trong khi thực tế, chỉ cần áp dụng một vài biện pháp thì có thể giải quyết tình trạng này:

Căn cứ vào Thông tư 65/2020/TT-BCA, thì rõ ràng CSGT được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an. Từ đó, đối với những cung đường cao tốc hoặc những đường trường dài, quốc lộ, CSGT nên lập trạm kiểm soát và có chốt chặn ở cuối mỗi cung đường để xử lý xe vi phạm. Việc làm này vừa giúp người tham gia giao thông tự ý thức chấp hành luật lệ và cũng giúp họ giảm được tốc độ khi sắp tới chốt, tránh được tình trạng giật mình khi CSGT xuất hiện.

Thứ hai, CSGT muốn kiểm soát người vi phạm ở những cung đường ngắn, đông đúc, thuộc những khi đô thị thì phải đứng ở lề đường, thoáng tầm nhìn, không gây cản trở hay nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông khác, sau đó ra tín hiệu yêu cầu xe tấp vào lề, dừng đỗ để xử lý. Điều này đã được quy định rõ ràng trong Thông tư 02/2016/TT-BCA của Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của CSGT.

TP.HCM lắp đặt biểu báo chạy quá tốc độ

Thứ ba, cần có những đề xuất ứng dụng công nghệ vào việc quản lý và vận hành giao thông. CSGT chỉ là người vận hành, kiểm tra, tránh tiếp xúc quá nhiều sẽ gây mâu thuẫn rất lớn. Đơn cử, như cách lắp đặt các biển báo để người dân biết được mình đã vi phạm tốc độ, quá tải ở TP.HCM là một phương pháp hay đáng để học hỏi.

Năm mới sắp đến, cũng cần có những thay đổi mới để phát triển. Và các chú CSGT chắc chắn sẽ dễ thương hơn rất nhiều nếu người tham gia giao thông không bị giật mình nữa!

Thu An

Bài mới
Đọc nhiều