+
Aa
-
like
comment

Nobel nhân quyền chỉ dành cho những người tù tội?

09/03/2022 01:42

Nhiều năm gần đây, những cái gọi là “giải thưởng nhân quyền” thường xuyên được các thế lực thù địch sử dụng trong chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm gây tổn hại và tìm cớ can thiệp vào nội bộ của các nước XHCN, trong đó có Việt Nam. Có rất nhiều người đã đoạt giải thưởng khi đang bị tù tội tại quốc gia họ hoạt động.

Chúng tổ chức nhiều cuộc điều trần, hội thảo, họp báo, ra tuyên bố, ban hành một số nghị quyết, báo cáo… vu cáo xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam, đòi gắn viện trợ nhân đạo song phương, đa phương với những đòi hỏi về cải thiện dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do báo chí ngôn luận… Chúng kêu gọi và được sự hậu thuẫn của các tổ chức phi chính phủ thông qua việc triển khai các dự án để “thúc đẩy”, “cải thiện nhân quyền”, khích lệ bọn phản động người Việt lưu vong, số đối tượng chống đối hoạt động chống phá Việt Nam. Nhiều cơ quan, tổ chức như: Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế của Mỹ, Nghị viện Châu Âu, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), Ân xá quốc tế (AL)… trong báo cáo hàng năm, một mặt thừa nhận Việt Nam có chuyển biến tích cực nhưng vẫn cố ý đánh giá tiêu cực về tình hình nhân quyền Việt Nam.

Maria Ressa (Nobel 2021)

Maria Ressa

Tòa án Manila đã buộc tội nữ nhà báo Maria Ressa cùng trang tin tức trực tuyến của cô Rappler Inc và một cựu phóng viên khác có tên Reynaldo Santos Jr, phạm tội phỉ báng một doanh nhân giàu có.

Bài viết đăng trên trang tin Rappler vào ngày 29/5/2012 đã trích dẫn một tin tình báo không xác định liên kết vị doanh nhân này với một vụ giết người, buôn bán người, ma túy và buôn lậu. Các luật sư của trang web trên vẫn phủ nhận bất kỳ ác ý nào trong bài viết của mình, như cáo buộc của tòa án.

Ressa đã bị kết án lên đến 6 năm nhưng chưa bị bắt giam ngay lập tức. Bà hiện được bảo lãnh trong thời gian luật sư của mình tiến hành thủ tục kháng cáo.

Lưu Hiểu Ba (Nobel 2018)

Ông Lưu Hiểu Ba

Lưu Hiểu Ba, 54 tuổi, đã bị một tòa án ở Bắc Kinh kết án 11 năm tù giam vào ngày 25/12/2009, vì tội âm mưu lật đổ chính quyền.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc nhấn mạnh: “Theo ý nguyện của ông Alfred Nobel, người sáng lập giải Nobel Hòa bình, giải thưởng này phải được trao cho người có đóng góp cho sự hòa hợp dân tộc, tình hữu nghị giữa quốc gia này với quốc gia khác, thúc đẩy giải trừ vũ khí, tổ chức và tuyên truyền các hội nghị hòa bình. Lưu Hiểu Ba là một tội phạm bị Tòa án Trung Quốc kết tội vì vi phạm luật pháp Trung Quốc. Những gì Lưu Hiểu Ba làm hoàn toàn đi ngược lại mục đích của giải Nobel Hòa bình. Vì thế, quyết định trao giải Nobel Hòa bình cho một nhân vật như vậy là bôi nhọ giải thưởng này, đồng thời có thể làm tổn hại mối quan hệ vốn tốt đẹp giữa Trung Quốc và Na Uy”.

Nobel Hòa bình có thật sự là hòa bình?

Các phần tử nhân danh cái gọi là “dân chủ” và “nhân quyền” đang mưu toan tiến hành các hoạt động lật đổ chính quyền ở Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia khác chắc chắn đã được khích lệ rất nhiều trước quyết định trao giải Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba.

Thế là một giải thưởng nhằm tôn vinh các nỗ lực phấn đấu vì hòa bình cho nhân loại theo di huấn cao cả của Alfred Nobel, trong trường hợp này, đã bị biến thành một công cụ chính trị cổ vũ cho những mưu toan gây rối với mục đích lật đổ chính quyền ở một số quốc gia không chịu tuân theo các “giá trị dân chủ” kiểu phương Tây.

Làm như vậy, người ta đã gây tổn hại cho danh giá của giải thưởng hòa bình mang tên Nobel.

Khai Tâm

Bài mới
Đọc nhiều