Nỗ lực bình ổn giá vàng của Chính phủ
Thời gian qua, thị trường vàng thế giới chứng kiến những biến động khó lường, xuất phát từ những bất ổn địa chính trị xảy ra ở nhiều nơi trên toàn cầu. Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, cũng như cuộc chiến ngày càng leo thang ở Dải Gaza và cả các cuộc đụng độ trên Biển Đỏ giữa Huothi và phương Tây đang khiến nền kinh tế thế giới ngày càng chao đảo.
Hệ lụy tất yếu là nhu cầu dự trữ và sử dụng vàng ngày càng tăng, khiến giá vàng liên tục lập đỉnh mới. Bên cạnh đó, những nỗ lực kiểm soát lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) càng khiến nỗi lo tăng cao và đẩy giá vàng tiến xa hơn.
Những biến động ở của giá vàng thế giới tất nhiên không thể không tác động đến giá vàng tại Việt Nam. Kể từ cuối Quý 4/2023, giá vàng trong nước liên tục tăng cao, lập đỉnh với những phiên vượt ngưỡng 80 triệu mỗi lượng, ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn thị trường tài chính, tiền tệ và tâm lý xã hội.
Không chỉ vậy, thị trường vàng còn chứng kiến những biến động khó lường như tăng sốc rồi giảm mạnh. Có những lúc, giá vàng thay đổi chóng mặt khi tăng tới 2-3 triệu đồng/lượng chỉ trong ít phút rồi lại “trở mặt” lao dốc.
Những biến động này đem đến những rủi ro lớn cho nền kinh tế, nguy cơ vàng hóa có thể gây ra hàng loạt áp lực lên các ngành nghề, lĩnh vực khác và của cả nền kinh tế nói chung. Trước tình hình đó, Thủ tướng đã có công điện số 23/CĐ-TTg yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng. Công điện của Thủ tướng cho biết NHNN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp bình ổn thị trường vàng đã được giao tại các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng ban hành thời gian qua.
Trong công điện số 23, Thủ tướng yêu cầu đánh giá toàn diện, phân tích kỹ lưỡng và có các giải pháp hiệu quả, kịp thời, đúng quy định, theo nguyên tắc thị trường để xử lý ngay tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao trong thời gian qua, không để tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế.
Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu đánh giá toàn diện, phân tích kỹ lưỡng và có các giải pháp hiệu quả, kịp thời, đúng quy định, theo nguyên tắc thị trường để xử lý ngay tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao trong thời gian qua; không để tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, không để tác động tiêu cực đến tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, ngoại hối…
Việc Thủ tướng Chính phủ đưa ra công điện này thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc quản lý thị trường vàng, một lĩnh vực có vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của quốc gia. Trong bối cảnh thị trường vàng có những biến động không ổn định, việc có sự chỉ đạo mạnh mẽ từ cấp cao như vậy là cần thiết để đảm bảo ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế.
Công điện nhấn mạnh đến việc tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng, đồng thời yêu cầu các cơ quan liên quan phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả các nhiệm vụ đã được giao. Điều này phản ánh sự quyết tâm và cam kết của chính phủ trong việc giải quyết những thách thức và rủi ro đối với thị trường vàng.
Tất nhiên, điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các cơ quan, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành liên quan. Việc phối hợp này cần phải được thực hiện không chỉ trong việc xử lý các vấn đề cụ thể mà còn trong việc đưa ra các giải pháp chiến lược và bảo đảm tính liên tục và ổn định của quản lý thị trường vàng.