+
Aa
-
like
comment

Nợ công tăng liệu có đáng lo?

LS Lê - 19/08/2022 16:14

Kinh tế thế giới đang trải qua nhiều biến động. Chưa xử lý xong hậu quả do đại dịch Covid-19 để lại thì đã phải đối phó với khủng hoảng năng lượng, lương thực và tiền tệ tăng cao. Để góp phần giải quyết vấn đề, việc vay vốn nhằm hỗ trợ cho nguồn GDP trong nước là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù vậy, một số quốc gia trong đó có Việt Nam đã đẩy khoản vay đó lên mức cao chưa từng có khiến nhiều người quan ngại về khả năng lạm phát.

Được biết, nợ công của chính phủ liên bang Mỹ hiện nay dự kiến sẽ ở mức cao nhất mọi thời đại, chiếm tới 102% GDP. Đồng thời, mức thâm hụt hàng năm dự kiến lên tới 2.300 tỷ USD, tương đương 10,3% GDP. Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội, chưa từng thấy tỷ lệ nợ và mức thâm hụt lớn như vậy từ sau năm 1946.

Tính đến cuối năm 2021, dư nợ công khoảng 43,1% GDP.

Theo truyền thống, tỷ lệ nợ công trên GDP cao sẽ gây ra lo ngại về lạm phát tăng vọt và khả năng Chính phủ giải quyết bằng cách tăng thuế hoặc cắt giảm lương thưởng. Tuy nhiên, thời cuộc đã thay đổi, hiện nay do nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao, việc xác định rủi ro kinh tế dựa vào mức nợ trên GDP đã không còn phù hợp. Bởi tỷ lệ nợ trên GDP ngày nay có thể cao hơn nhiều mà không có hậu quả lạm phát hoặc hệ quả lãi suất tương tự do nhu cầu toàn cầu đã tăng lên. Nhu cầu đó làm giảm bớt lo ngại truyền thống rằng tỷ lệ nợ trên GDP cao sẽ dẫn đến chi phí tăng, tiền lương giảm và Chính phủ sẽ tăng lãi suất để giảm bớt áp lực lạm phát.

Theo các chuyên gia kinh tế, khi tỷ lệ nợ trên GDP không còn nhiều ý nghĩa thì việc các quốc gia nên quan tâm chính là khả năng trả nợ. Theo đó, thay vì nhìn vào việc xem xét quy mô khoản nợ so với thu nhập nên quan tâm chuyện mỗi năm phải trả bao nhiêu lãi. Từ đó, mới có hướng đúng đắn để phát triển nền kinh tế sao cho phù hợp với khả năng và nguyện vọng của quốc ga.

Tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2021, dư nợ công của Việt Nam khoảng 3,7 triệu tỷ đồng. Tổng trả nợ trong kỳ gần 465 nghìn tỷ… Một con số khổng lồ nhưng Việt Nam đã từng bước khắc phục để tỷ lệ nợ công/GDP có xu hướng giảm dần thời gian qua. Tính đến hết năm 2021, nợ công tương đương 43,1% GDP. Khoan vay còn lại gần 370 nghìn tỷ đồng, gồm 262 nghìn tỷ để trả nợ gốc và hơn 107 nghìn tỷ để trả lãi và phí.

Vậy con số này có thật sự đáng lo hay không? Như đã lý giải ở trên, nợ công tăng cao là xu hướng tất yếu khi chủ nghĩa tiêu dùng lên ngôi. Vì vậy, thay vì quan ngại về vấn đề này thì chúng ta hãy coi nó như một thách thức. Bởi nợ công cao thì thôi thúc Chính phủ phải quan tâm, động viên doanh nghiệp nhiều hơn cho sản xuất kịp tiến độ. Người lao động cũng vì thế mà được kích thích lao động nhiều hơn, tăng gia sản xuất để vượt chỉ tiêu.

Áp lực đôi khi tạo ra động lực, thôi thúc sự phát triển để kịp thích nghi với điều LS Lêkiện ngày một khó khăn. Biến động kinh tế là thách thức chung của toàn cầu, Việt Nam cũng như các quốc gia khác luôn nhìn vào mặt tích cực để tiếp tục phát triển đi lên.

LS Lê

Bài mới
Đọc nhiều