+
Aa
-
like
comment

Nikkei: Việt Nam giành chiến thắng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại ASEAN

Bảo Trâm - 29/06/2021 07:57

Trang Nikkei Asia Review vừa có bài viết nói về việc Việt Nam đang tăng trưởng mạnh và tích cực, trong khi kinh tế Thái Lan trì trệ và tỏ ra mong manh trước đại dịch Covid-19.

Theo Nikkei, Việt Nam và Thái Lan nổi bật là những câu chuyện thành công trong việc ngăn chặn Covid-19, được Tổ chức Y tế Thế giới khen ngợi. Nhưng khi năm 2021 bắt đầu, sự khác biệt giữa hai nền kinh tế Đông Nam Á ngày càng gia tăng.

Sự tương phản là giữa một Việt Nam đang trỗi dậy và một Thái Lan trì trệ từ cách đây vài năm, nhưng nay đã trở nên sâu sắc hơn trong thời kỳ đại dịch. Nó được khắc họa rõ rệt khi quyết định gần đây của Panasonic về việc chấm dứt sản xuất máy giặt và tủ lạnh tại Thái Lan để hợp nhất lắp ráp thiết bị tại Việt Nam.

Các dấu hiệu phân hóa giữa 2 quốc gia cũng thể hiện qua dữ liệu kinh tế. Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam tăng 2,9% vào năm 2020, trong khi nền kinh tế Thái Lan sụt giảm 7,8%, theo dự báo gần đây nhất của Ngân hàng Phát triển Châu Á.

Theo Nikkei, Thái Lan là một quốc gia quan trọng đối với Panasonic. Công ty đã mở địa điểm sản xuất đầu tiên ở nước ngoài sau chiến tranh (thế chiến II) tại đây vào năm 1961. Khi Vua Bhumibol Adulyadej thăm Nhật Bản vào năm 1963, người sáng lập Panasonic Konosuke Matsushita đã cho ông tham quan nhà máy truyền hình của hãng.

Panasonic vẫn có các nhà máy sản xuất linh kiện ô tô và pin ở Thái Lan, nhưng việc chuyển dịch sản xuất đã khiến chính phủ nước này bất ngờ, đặc biệt vì điểm đến là Việt Nam, quốc gia được Thái Lan xem là đối thủ cạnh tranh chính trong thu hút đầu tư nước ngoài.

Nhưng tại sao lại chuyển sang Việt Nam từ Thái Lan? Theo Nikkei, yếu tố được Panasonic quyết địn chính là quy mô thị trường. Nhà nghiên cứu Euromonitor International của Anh cho biết 2,8 triệu tủ lạnh và 2,27 triệu máy giặt đã được bán tại Việt Nam trong năm 2019, so với 1,92 triệu và 1,75 triệu tương ứng ở Thái Lan.

Hơn nữa, Việt Nam cũng có lợi thế về sản xuất. Mặc dù chi phí lao động của nước này đã tăng mạnh trong những năm gần đây, nhưng vẫn ở mức khoảng 60% so với Thái Lan.

Panasonic tại Việt Nam

Ông Akio Ota, cựu chủ tịch Panasonic Appliances Việt Nam nói với Nikkei: “Đã từng có những thiết bị phổ biến dành riêng cho mỗi quốc gia, vì vậy cách tiếp cận của chúng tôi là sử dụng sản xuất trong nước”.

Nhưng khi quá trình đô thị hóa diễn ra ở khắp mọi nơi ở châu Á, sở thích về sản phẩm trong khu vực cũng tăng lên tương tự. Thị trường Thái Lan có rất ít dư địa để tăng trưởng, trong khi chi phí lao động lại cao, vì vậy việc củng cố sản xuất là điều đương nhiên“, ông Akio Ota nói thêm.

Giờ đây, Việt Nam là nước được hưởng lợi từ việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, từ sự chuyển dịch FDI từ Thái Lan sang Việt Nam, kể cả nguồn FDI của các tập đoàn của Thái Lan. Ngược lại, kinh tế Thái Lan trì trệ và tỏ ra mong manh trước đại dịch Covid-19.

Bảo Trâm (Theo Nikkei Asia Review)

Bài mới
Đọc nhiều