+
Aa
-
like
comment

Nikkei: Tập đoàn lớn nhất nhì Nhật Bản quyết đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam, tạo nên dự án khủng nhất ASEAN

Bảo Trâm - 01/03/2022 12:26

Trang Nikkei Asia Review đưa tin, một liên doanh giữa hai doanh nghiệp điện lực lớn nhất nhì Nhật Bản sẽ tham gia xây dựng một trong những nhà máy điện chạy bằng khí đốt tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á và các cơ sở hạ tải LNG tại Việt Nam. 

Theo đó, JERA, liên doanh 50-50 giữa Công ty Điện lực Tokyo và Công ty Điện lực Chubu, dự kiến sẽ xây dựng cơ sở và chịu trách nhiệm cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Nguồn khí sẽ được chuyển hướng đến Nhật Bản trong trường hợp thiếu hụt.

Theo Nikkei, dự án đang được theo đuổi bởi tập đoàn năng lượng lớn của Mỹ – Exxon Mobil, với tỷ lệ đầu tư và các chi tiết khác đang được thảo luận. Chi phí cho dự án dự kiến ​​sẽ lên tới hàng tỷ USD cho các nhà máy điện và các thiết bị đầu cuối LNG.

Trang Nikkei tiết lộ, các nhà máy này sẽ nhập khẩu 6 triệu tấn khí đốt tự nhiên hóa lỏng mỗi năm, tương đương gần 10% lượng nhập khẩu hàng năm của Nhật Bản, vào năm 2030.

Nhiên liệu dự kiến ​​sẽ được mua từ Mỹ, Úc và các nước khác. Bằng cách tăng lượng LNG xử lý, JERA đặt mục tiêu có thể đáp ứng linh hoạt, bằng cách đưa các tàu LNG (nguyên văn: Tàu chở khí đốt thiên nhiên hoá lỏng – LNG Carrier) từ Việt Nam sang Nhật Bản trong trường hợp xảy ra thiếu hụt LNG tại Nhật.

Xuất nhập khảu.

Công việc về thiết kế cơ bản sẽ bắt đầu vào tháng 3/2022. Một nhà máy điện sẽ được xây dựng ở Hải Phòng với công suất tối đa 4,5 GW, con số công suất lớn hàng đầu Đông Nam Á. Dự kiến, nhà máy sẽ bắt đầu hoạt động với quy mô 2 GW vào năm 2026. Các cơ sở bốc dỡ LNG, đường ống và bể chứa cũng sẽ được xây dựng.

Theo Nikkei, JERA đang mở rộng hoạt động kinh doanh năng lượng ở Đông Nam Á, để tăng sản lượng LNG, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ điện trong nước Nhật Bản giảm xuống. Điều này sẽ duy trì khả năng thương lượng về giá cả.

Vì vậy, thời gian hoàn vốn đối với các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch nói chung là từ 10 đến 20 năm. Do đó, JERA tin rằng các dự án LNG sẽ là cần thiết trong trung và dài hạn như một nhiên liệu chuyển tiếp trên đường hướng tới các công nghệ “phi carbon hóa” như amoniac hoặc hydro.

Mặc dù nhu cầu năng lượng của Việt Nam đang tăng lên, nhưng năng lượng từ LNG vẫn chưa được sử dụng. Trong số các công ty Nhật Bản, Tokyo Gas và công ty thương mại Marubeni đang có mục tiêu bắt đầu hoạt động nhà máy nhiệt điện LNG tại tỉnh Quảng Ninh trong thập kỷ này. Tổng chi phí của dự án dự kiến ​​khoảng 2 tỷ USD, theo Nikkei.

Bảo Trâm (Theo Nikkei Asia Review)

Bài mới
Đọc nhiều