+
Aa
-
like
comment

Nikkei Asian: Việt Nam sẽ là trụ cột của ASEAN trong tương lai

Bảo Trâm - 25/06/2020 17:31

Ngày 25/6, một ngày trước Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 diễn ra, trang Nikkei Asian review đã có bài viết đánh giá tiềm lực của Việt Nam trong tương lai. Chính Nikkei Asian và các chuyên gia đều nhận định Việt Nam hiện tại và cả trong tương lai chính là quốc gia trụ cột giúp khối ASEAN phát triển hùng mạnh. 

Theo Nikkei Asian, sau một loạt thành công của việc ngăn chặn Covid-19, tái khởi động nền kinh tế, cùng với việc chính thức ký kết Hiệp định EVFTA đã khiến vị thế Việt Nam bước lên tầm quan trọng trong khu vực cũng như đem lại ánh nhìn ngưỡng mộ với thế giới. Sau tất cả, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho giới đầu tư trên toàn thế giới.

Trích lời từ Đại sứ Châu Âu tại Việt Nam, ông Giorgio Aliberti nói với Nikkei Asian rằng: “Sau EVFTA, hầu hết những doanh nghiệp Châu Âu đều đang muốn chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam, mong chờ ngày Việt Nam mở cửa trở lại để tìm kiếm cơ hội lớn tại Việt Nam!”.

Ngoài Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản…cũng đang cố gắng kêu gọi Việt Nam mở cửa lại các đường bay quốc tế, cấp lại visa cho người nước ngoài vào Việt Nam. Đó chính là cơ hội vàng cho Việt Nam cả ở hiện tại và tương lai, theo Nikkei Asian.

Chính Nikkei Asian cũng đưa ra nhận định rằng trong tương lai, Việt Nam có thể vượt xa cả Singapore ở hiện tại để trở thành trụ cột khối ASEAN.

Phó Chủ tịch Qualcomm đến Việt Nam

Nghị viện EU đủ thông minh để hiểu rằng Việt Nam sẽ sẽ quốc gia chủ chốt, cửa ngõ vào Đông Nam Á cho các doanh nghiệp Châu Âu. Việt Nam cũng chính là đất nước chủ chốt quan trọng trong ASEAN, không chỉ ở hiện tại mà 10 năm, 20 năm tới Việt Nam sẽ còn tiến xa hơn nữa, thậm chí có thể trở thành trụ cột của cả Châu Á”, trang Nikkei Asian trích lời Chủ tịch Phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam, ông Nicolas Audier.

Việt Nam hiện tại đang nằm trong số các quốc gia phục hồi nhanh nhất sau đại dịch. Đã gần 70 ngày Việt Nam không có thêm ca nhiễm cộng đồng mới và vẫn chưa có trường hợp tử vong nào do Covid-19.

Theo Nikkei Asian, Việt Nam hiện là điểm tới được mong đợi nhất cho các chuyến bay quốc tế tại châu Á trong bối cảnh các nền kinh tế đang dần vận hành lại. Trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ gia tăng căng thẳng, các doanh nghiệp trong khu vực cũng đang tìm cách đa dạng hóa các chuỗi cung cấp vốn từng phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc.

Ngoài EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Australia cũng kêu gọi Hà Nội nối lại các đường bay quốc tế, từ đó hướng tới từng bước mở rộng thương mại và phát triển rộng mạng lưới du lịch đã bị ảnh hưởng lớn do đại dịch.

Chính phủ Việt Nam và các hãng hàng không đang tiến rất gần tới việc khôi phục đường bay với Seoul, Quảng Châu, Đài Loan, Lào và Tokyo sau một loạt các cuộc đàm phán song phương. Các tuyến bay giữa Việt Nam và Singapore dự kiến cũng sẽ sớm đi vào hoạt động lại.

“Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tỏ ra cẩn trọng trước kế hoạch tái mở cửa hoàn toàn các chuyến bay tới các thành phố nước ngoài trong bối cảnh đất nước chuẩn bị đối phó với khả năng làn sóng bùng phát thứ hai của đại dịch”, theo Nikkei Asian.

“Nỗ lực ngăn chặn Covid-19, để các nhà máy có thể hoạt động bình thường và những người nước ngoài chủ chốt có thể tới đất nước, đồng nghĩa với mức độ đầu tư nước ngoài vào đất nước gần như chắc chắn sẽ tăng sau COVID-19, khi thương hiệu Việt Nam được nâng cao như một điểm đến kinh doanh”, ông Trinh Nguyen, chuyên gia kinh tế thuộc tổ chức Natixis nhận định trong một báo cáo công bố tháng trước.

Còn ông Aliberti lại cho rằng Việt Nam đã và đang chuẩn bị rất tốt trên nhiều phương diện để đón làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng, đồng thời đón chào các doanh nghiệp toàn cầu trên khắp thế giới đến với Việt Nam.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 850/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài (FDI) do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng. Điều này cho thấy sự quyết tâm của Chính phủ trong việc đưa ra các giải pháp cấp bách, quan trọng để sẵn sàng đón làn sóng chuyển dịch đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia.

Hiện nay, ngày càng nhiều tập đoàn lớn đã và đang dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam như Microsoft, Google, Pegatron… Việc thành lập Tổ công tác đặc biệt về thu hút FDI chính là đổi mới cách làm để đón bắt cơ hội đó, theo Nikkei Asian.

Bảo Trâm (Lược dịch theo Nikkei Asian Review)

Bài mới
Đọc nhiều