+
Aa
-
like
comment

Nikkei Asian Review: Việt Nam đánh bại toàn Châu Á, trở thành quốc gia dẫn đầu

Bảo Trâm - 19/11/2020 11:28

Trang Nikkei Asian Review sáng nay vừa có bài viết nói về tốc độ tăng trưởng vô cùng bền vững và ổn định của Việt Nam trong “kỷ nguyên đại dịch”, viết nên câu chuyện thành công của một quốc gia nhỏ mà vô cùng kiên cường, dẫn đầu toàn Châu Á.

Mở đầu bài viết, Nikkei trích dẫn số liệu về tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước trong quý thứ ba, đánh dấu quý tăng trưởng thứ hai liên tiếp trong bối cảnh đại dịch.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF sau khi chứng kiến Việt Nam vươn lên thứ tư về mức tăng trưởng GDP tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trong năm nay, đã vô cùng ngạc nhiên khi Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu, vượt qua cả các quốc gia đã phát triển từ lâu như Singapore và Malaysia và đánh bại Philippines.

Theo Nikkei, không giống như các nền kinh tế ASEAN khác, Việt Nam đã kiểm soát được Covid vô cùng xuất sắc đã khiến Việt Nam quay lại vực dậy nền kinh tế vượt qua khủng hoảng một cách nhanh chóng.

Cùng lúc đó là việc thu hút dịch chuyển sản xuất đã khiến xuất khẩu Việt Nam tăng thêm 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái lên 26,7 tỷ USD. Theo Bộ Công Thương dự kiến mức tăng trưởng cả năm sẽ đạt lên 4%, đây là con số mà ngay cả quốc gia phát triển như Singapore cũng không thể có trong thời kỳ này.

Biểu đồ số liệu xuất khẩu Việt Nam qua từng năm

Thành công phải kể đến của Việt Nam trong 2020 chính là việc một tàu container cực lớn do Maersk điều hành đã cập cảng Cái Mép vào cuối tháng 10, chuyến đầu tiên đến cảng lớn nhất miền Nam Việt Nam. Trước đó, những con tàu này thường chọn các cảng khác trong khu vực, chẳng hạn như Singapore. Điều này đánh dấu bước ngoặc xuất khẩu của Việt Nam đã bước sang trang mới, xuất khẩu tăng kéo theo việc tăng nhu cầu vận chuyển đủ để tạo điều kiện cho các tàu đến các nước phương Tây chọn Việt Nam làm điểm đến.

 

Theo Nikkei, điều này cho phép hàng hóa Việt Nam được vận chuyển trực tiếp hơn đến người mua, giúp giảm chi phí vận chuyển, rút ngắn thời gian vận chuyển và làm cho Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn với tư cách là nhà xuất khẩu.

Hơn nữa, Nikkei cũng nhận xét rằng chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã mang lại không ít lợi ích cho thương mại Việt Nam, nhờ các nhà sản xuất chuyển nhà máy ra ngoài Trung Quốc để tránh thuế quan của Mỹ. Giờ đây, Việt Nam trở thành điểm đến vô cùng tiềm năng và an toàn của thế giới.

Điều này thể hiện rõ nhất qua việc các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp Trung Quốc đều chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam nhằm tận dụng nguồn lao động có tay nghề cao, chi phí thấp. Samsung Electronics, công ty đã sản xuất điện thoại thông minh trong nước hơn một thập kỷ, cũng có vẻ sẽ chuyển sản xuất PC sang Việt Nam ngay khi đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc.

Cho đến nay, Việt Nam mới chỉ báo cáo có 1.300 trường hợp nhiễm coronavirus trở lên, giữ cho tác động kinh tế của đợt bùng phát ở mức tối thiểu. Nước này đã áp đặt một lệnh phong tỏa lớn chỉ trong ba tuần vào tháng 4 và hoạt động sản xuất bình thường đã trở lại nhanh hơn so với những nơi khác trong khu vực. Tình trạng mất việc làm được hạn chế và chi tiêu của người tiêu dùng, chiếm 70% GDP, vẫn ổn định.

Trong khi đó, các nước ASEAN khác vẫn chưa thoát khỏi sự suy giảm do Covid và suy thoái toàn cầu gây ra. Dự báo GDP cả năm của IMF cho thấy Việt Nam tăng 1,6% trong khi Singapore và Malaysia giảm 6% và Thái Lan giảm 7,1%.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam vào khoảng 3.500 USD vẫn thấp hơn nhiều so với 58.500 USD của Singapore và 10.200 USD của Malaysia. Nhưng đại dịch đang thúc đẩy sự thay đổi trật tự kinh tế của toàn khu vực.

Biểu đồ thể hiện tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2020.

Các vụ việc đã lên đến mức cao ở Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, trong khi Malaysia đang đối mặt với làn sóng thứ hai kể từ tháng trước. Chừng nào mức độ lây nhiễm vẫn còn cao, hoạt động kinh tế sẽ đình trệ do người tiêu dùng tránh ra ngoài, thậm chí còn phục hồi hơn nữa.

Dù kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh của dịch Covid-19 nhưng GDP 6 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam vẫn tăng trưởng dương.

Theo Nikkei, mặc dù một số nước ASEAN dự đoán sẽ phục hồi mạnh trong năm tới, nhưng Việt Nam có thể vẫn là nền kinh tế duy nhất đạt mức tăng trưởng hiện tại trong nửa đầu năm 2021, thậm chí còn có mức tăng trưởng vượt bậc nhờ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trước các quốc gia khác.

Bảo Trâm (Lược dịch theo Nikkei Asian Review)

Bài mới
Đọc nhiều