Nikkei Asian Review: Món quà quý người Nhật thèm khát nhập khẩu từ Việt Nam
Vải tươi là loại trái cây vô cùng hiếm tại Nhật Bản, vải thiều lại càng hiếm có khó tìm. Hầu hết vải được bán tại Nhật đều được đóng hộp hoặc xử lý đông lạnh. Vì thế nên vải thiều tươi Việt Nam xuất hiện tại các siêu thị Nhật Bản trở thành loại trái cây bán cháy hàng mặc dù giá cả vô cùng đắt đỏ.
Theo Nikkei Asian, khi thông tin vải thiều Việt nam sẽ được nhập khẩu vào Nhật, người dân Nhật Bản đã vô cùng hào hứng. Và quyết định này cũng mở ra cho người nông dân Việt Nam vô vàn cơ hội mới: xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản.
Việc mở cửa thị trường Nhật Bản sẽ là cơ hội lớn nhất đối với nông dân trồng vải thiều Việt Nam trong năm nay. Được biết, Việt Nam là nhà sản xuất vải thiều lớn thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ, và đứng thứ hai chỉ sau Madagascar về xuất khẩu trái cây.
Và vải thiều Việt Nam chính là món trái cây nổi tiếng với hương thơm và vị ngọt đậm đà được cả thế giới đánh giá là “vải thiều mang chất lượng đẳng cấp hàng đầu”. Vì thế, hầu hết người dân các nước đều mong muốn sẽ được thử loại vải thiều nổi tiếng này.
Theo Nikkei Asian, trước đó kế hoạch xuất khẩu vải Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từng bị đình trệ vì không đáp ứng được các yêu cầu kiểm dịch.
Nhưng năm nay, Bộ Nông nghiệp cả hai nước đã xác nhận chất lượng của vải thiều được trồng trên 19 trang trại ở Bắc Giang. Vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn canh tác nhất định và cả tiêu chí sau thu hoạch, chẳng hạn như khử trùng bằng methyl bromide.
Việt Nam dự kiến xuất khẩu 100 tấn vải thiều sang Nhật Bản trong năm nay. Tấn đầu tiên đã cập bến thành công vào tháng trước, được phân phối bởi các nhà bán lẻ như Aeon.
Một hộp khoảng 10 quả được bán với giá khoảng 500 yên Nhật (4,70 đô la Mỹ) tại các siêu thị Aeon. Cao gấp gần 10 lần so với giá bán lẻ khoảng 30.000 đồng – 50.000 đồng/kg tại Hà Nội.
Việt Nam chiếm 19% xuất khẩu vải thiều toàn cầu năm 2018, đứng thứ hai sau thị phần 35% của Madagascar và nhỉnh hơn 18% của Trung Quốc, theo Hiệp hội Khoa học Trồng trọt Quốc tế.
Bảo Trâm (Lược dịch theo Nikkei Asian Review)