+
Aa
-
like
comment

Nikkei Asian Review: Đại hội Đảng XIII của Việt Nam quan trọng thế nào?

Bảo Trâm - 25/01/2021 10:49

Trang Nikkei Asian Review sáng nay vừa có bài viết nói về Đại hội Đảng lần thứ XIII của Việt Nam đang diễn ra từ ngày 25/1-2/2. Cánh Cò xin được phép đăng tải toàn bộ bài viết mà Nikkei Asia Review đăng tải.

Việt Nam đã khởi động cuộc họp chính trị vào ngày 25/1 để vạch ra lộ trình của quốc gia trong 5 năm tới, đây là cuộc họp vô cùng quan trọng để đề ra các chính sách ngoại giao và kinh tế cho Việt Nam.

Mỹ và Trung Quốc, hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, sẽ quan sát kỹ lưỡng cuộc họp này vì mối quan hệ hữu nghị và hợp tác của họ với Việt Nam trong tương lai.

Dưới đây là ba điều cần biết về Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tại sao Đại hội toàn quốc lại quan trọng?

Đại hội toàn quốc là cuộc họp nhằm chọn ra các nhà lãnh đạo mới bao gồm: Tổng bí thư, vị trí cao nhất của Đảng. Cuộc họp cũng thảo luận và thông qua những báo cáo chính trị, tài liệu chỉ đạo các chính sách kinh tế, chính trị và ngoại giao cơ bản của Việt Nam trong 5 năm tới.

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào năm 1930 bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người khác. Đại hội toàn quốc đầu tiên của Việt Nam được tổ chức vào năm 1935, và sự kiện bắt đầu từ thứ Hai sẽ là kỳ họp thứ XIII.

Trong lịch sử, đã có những kỳ họp tạo ra được những thay đổi lớn cho đất nước. Đơn cử như tại Đại hội VI năm 1986, Đảng đã thông qua chính sách đổi mới, cải cách và mở cửa với thế giới. Điều này bao gồm sự ra đời của hệ thống kinh tế thị trường và chính sách này đã đóng một vai trò quan trọng trong định hướng của Việt Nam kể từ đó.

Hay như Đại hội lần thứ 11 vào năm 2011 đã thông qua chính sách cho phép các nhà tư bản như doanh nhân tham gia vào Đảng trên cơ sở thử nghiệm lần đầu tiên, điều chỉnh hệ thống để phản ánh tốt hơn quan điểm công khai trong việc ra quyết định của Đảng.

Ban lãnh đạo tiếp theo sẽ như thế nào?

Các cuộc thảo luận dự kiến sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 26/1 sau các cuộc họp phiên trù bị kết thúc. Nếu mọi việc suôn sẻ, ban lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ được công bố vào ngày 2/2, ngày cuối cùng của đại hội.

Quá trình lựa chọn sẽ diễn ra vô cùng phức tạp. Đại hội lần đầu tiên sẽ bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 200 ủy viên. Ủy ban sau đó bỏ phiếu bầu Bộ Chính trị, ban chấp hành của Đảng, theo truyền thống có khoảng 20 thành viên. Đến lượt mình, Bộ Chính trị đề cử “bốn trụ cột” lãnh đạo Việt Nam: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch quốc hội. Sau đó, Ủy ban Trung ương tiến hành biểu quyết để thông qua bốn trụ cột chính thức cho Việt Nam.

Phiên họp trù bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

Tại Việt Nam, Tổng Bí thư nắm nhiều quyền lực nhất, sau đó là Chủ tịch nước, người đứng đầu Chính phủ. Thủ tướng sẽ giám sát chính sách kinh tế.

Trước đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu giữ chức Chủ tịch nước vào tháng 10/2018. Các vị trí lãnh đạo trụ cột của Việt Nam do ba người đảm nhiệm kể từ đó, gồm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nữ Chủ tịch đầu tiên của Quốc hội.

Hiện tại, mọi con mắt đều đổ dồn vào ông Nguyễn Phú Trọng, người đang trong nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là Tổng Bí thư và đã giữ vị trí cao nhất của Đảng trong 10 năm. Nhưng một số người suy đoán ông Trọng có thể vẫn ở lại vì ông đã mang lại những thắng lợi cho Việt Nam thông qua chiến dịch chống tham nhũng và đạt được kết quả tích cực trong cuộc chiến chống lại đại dịch.

Điều gì sẽ được thông qua trong báo cáo chính trị?

Việt nam dự kiến sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng trung bình hàng năm từ 6,5% đến 7,0% trong 5 năm kể từ năm 2021, đồng thời thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển trước năm 2045 bằng cách nâng cao GDP bình quân đầu người, hiện nay là khoảng 3.500 USD.

Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy chính sách đổi mới hơn nữa và tìm kiếm tăng trưởng kinh tế cao bằng cách tiếp tục thực hiện cái Hiệp định thương mại, mở rộng hợp tác kinh tế toàn cầu.

Về mặt ngoại giao, Đại hội có khả năng sẽ lưu ý đến tranh chấp lãnh thổ của Hà Nội với Trung Quốc về Biển Đông. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn tiếp tục tạo ra sự cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Năm 2020, Mỹ là quốc gia chiếm thị phần xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia Đông Nam Á. Định hướng 5 năm tới của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, có vị thế cao tại Châu Á.

Bảo Trâm (Lược dịch theo Nikkei Asian Review)

Bài mới
Đọc nhiều